Điểm mạnh nổi trội của công nghệ điện hạt nhân Trung Quốc
Lò phản ứng điện hạt nhân Hoa Long 1, đại diện cho thế hệ công nghệ hạt nhân thứ ba, đang khẳng định vị thế dẫn đầu toàn cầu với số lượng lò phản ứng đang hoạt động và xây dựng nhiều nhất thế giới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong ngành công nghệ hạt nhân của Trung Quốc. Tính đến nay, đã có 33 tổ máy Hoa Long 1 được vận hành và xây dựng cả trong nước lẫn quốc tế.
Chủ tịch Công ty TNHH Năng lượng Chương Châu - ông Ngô Nguyên Minh (Wu Yuanming) nhấn mạnh việc đưa Hoa Long 1 vào vận hành thương mại thành công không chỉ minh chứng cho sự trưởng thành và độ tin cậy của công nghệ Trung Quốc, mà còn mở ra tiềm năng to lớn cho việc phát triển năng lượng sạch. Mỗi tổ máy Hoa Long 1 có khả năng sản xuất 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của 1 triệu người ở các quốc gia phát triển trung bình. Điều này đồng nghĩa với việc giảm 8,16 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm, tương đương với việc trồng hơn 70 triệu cây xanh, góp phần tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Theo ông Ngô Nguyên Minh, lò phản ứng điện hạt nhân Hoa Long 1 không chỉ dừng lại ở việc sản xuất điện mà còn mở ra tiềm năng sử dụng toàn diện năng lượng hạt nhân. Ông nhấn mạnh công nghệ này có thể cung cấp hơi nước xanh, một giải pháp thân thiện với môi trường, để kết hợp với ngành công nghiệp hóa dầu địa phương. Trong tương lai, sự tích hợp giữa điện sạch và hơi nước công nghiệp sạch có thể mang lại những thay đổi đáng kể cho đời sống và sản xuất, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ngoài khả năng cung cấp năng lượng sạch, lò phản ứng Hoa Long 1 còn mang lại giá trị kinh tế to lớn. Với tỷ lệ nội địa hóa thiết bị trên 90%, mỗi tổ máy Hoa Long 1 xuất khẩu có thể trực tiếp tạo ra giá trị sản xuất lên tới 30 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4,1 tỷ USD). Đây không chỉ là nguồn thu đáng kể mà còn là minh chứng cho khả năng tự chủ công nghệ của Trung Quốc trong ngành hạt nhân.
Ông Hoắc Tiểu Đông (Huo Xiaodong) - Kỹ sư trưởng của mô hình Hoa Long 1 thuộc Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh các nhà máy điện hạt nhân như Hoa Long 1 là sản phẩm công nghệ cao, liên quan đến hơn 70 lĩnh vực chuyên môn. Hiện có khoảng 5.000 công ty tham gia cung cấp thiết bị và máy móc cho dự án Hoa Long 1, qua đó thúc đẩy trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp này. Việc xuất khẩu thành công Hoa Long 1 sang Pakistan không chỉ củng cố vị thế của Trung Quốc trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu mà còn góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của toàn bộ chuỗi công nghiệp trong nước.
Ông Vương Hâm (Wang Xin) - Giám đốc thiết kế của Hoa Long 1 - nhấn mạnh dự án không chỉ mang lại giá trị kinh tế vượt trội mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển xã hội và kinh tế. Cụ thể, mỗi 1 nhân dân tệ đầu tư vào điện hạt nhân sẽ làm tăng tổng sản lượng xã hội lên 3,04 nhân dân tệ và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng thêm 1,03 nhân dân tệ trong giai đoạn xây dựng. Khi nhà máy đi vào vận hành ổn định, sản xuất 1 nhân dân tệ điện hạt nhân có thể tiếp tục nâng tổng sản lượng xã hội lên 2,22 nhân dân tệ và GDP tăng thêm 1,18 nhân dân tệ, khẳng định hiệu quả kinh tế dài hạn của công nghệ này.
Ngoài những đóng góp về kinh tế và thân thiện với môi trường, sự an toàn là ưu điểm cốt lõi làm nên sự khác biệt của lò phản ứng Hoa Long 1. Theo kỹ sư trưởng Mai Bính Vân, Hoa Long 1 được thiết kế dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, áp dụng năm lớp bảo vệ theo chiều sâu cùng hai tầng vỏ ngăn chặn an toàn. Thiết kế này giúp lò phản ứng có khả năng ứng phó hiệu quả với tình trạng khẩn cấp hoặc sự cố hạt nhân nghiêm trọng, đảm bảo sự an toàn tối đa trong vận hành.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hoa Long 1 là một dự án hệ thống phức tạp và khổng lồ, yêu cầu sự chính xác và an toàn ở mức cao nhất. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà nghiên cứu khoa học đã phải đồng thời triển khai thi công và nghiên cứu, từ đó phát triển nhiều công nghệ xây dựng mới, góp phần nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian hoàn thành.
Kỹ sư trưởng Ngụy Vĩ (Wei Wei) - người đứng đầu thiết kế dự án Hoa Long 1 - chia sẻ rằng trong những năm gần đây, hàng loạt cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng, gồm module kết cấu quy mô lớn và công nghệ hàn đường ống tự động quy mô lớn. Những đổi mới này không chỉ tối ưu hóa quá trình xây dựng mà còn tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
Ông Ngụy Vĩ cũng cho biết ngay từ giai đoạn thiết kế, dự án đã được cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết, nhằm hỗ trợ việc sản xuất thiết bị và xây dựng các công trình tiếp theo. Việc các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế và vận hành, hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn và tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của công nghệ Hoa Long 1.
- Từ khóa :
- điện hạt nhân Trung Quốc
- hoa long
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu
19:39' - 28/12/2024
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành đạo luật chấm dứt sự tham gia của Nga trong Thỏa thuận khung và Nghị định thư về Chương trình môi trường hạt nhân đa phương (MNEPR).
-
Phân tích - Dự báo
Điện hạt nhân: Từ nhận thức đến… tất yếu!
05:30' - 24/12/2024
Tình trạng biến đổi khí hậu buộc các quốc gia phải cân nhắc áp dụng các giải pháp năng lượng thay thế khi thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về nhiên liệu hóa thạch và tác động của chúng đến khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ra mắt tổ máy phát điện diesel khẩn cấp cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
17:17' - 23/12/2024
Trung Quốc mới đây đã ra mắt tổ máy phát điện diesel khẩn cấp cho Nuclear Diesel số 1 - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có quyền sở hữu trí tuệ độc lập của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hợp tác để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo
13:30' - 12/07/2025
Ngày 8/7, Thường trực Thành ủy Cần Thơ và các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với Quỹ đầu tư GenAI Fund nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
Cần Thơ đồng hành cùng chủ trương số hóa y tế quốc gia
07:30' - 12/07/2025
Hồ sơ bệnh án điện tử là một trong những nội dung trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số
13:30' - 11/07/2025
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Lạc Dương, các tình nguyện viên luôn có mặt từ sớm để hỗ trợ người dân đến làm thủ tục.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch tung loạt sản phẩm mới vào đầu năm 2026
10:33' - 11/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Apple dự kiến tung ra nhiều sản phẩm mới trong nửa đầu năm 2026, trong đó đáng chú ý có mẫu iPhone giá rẻ iPhone 17e, loạt iPad mới và các dòng máy Mac nâng cấp.
-
Công nghệ
Đà Nẵng hoàn tất triển khai hạ tầng số và dịch vụ công trực tuyến
07:30' - 11/07/2025
Các hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, văn bản điện tử, nền tảng tích hợp - chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh, báo cáo và họp trực tuyến đều đã hoàn thiện, vận hành ổn định.
-
Công nghệ
OpenAI sắp tung trình duyệt web tích hợp AI
10:45' - 10/07/2025
OpenAI, hãng công nghệ đứng sau cơn sốt toàn cầu ChatGPT, đang chuẩn bị cho ra mắt trình duyệt web tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Cơ hội cho Đông Nam Á trong cuộc đua công nghệ AI
07:30' - 10/07/2025
Việc các công ty AI của Mỹ và Trung Quốc mở rộng hoạt động sang những thị trường mới là xu hướng lớn trong năm nay.
-
Công nghệ
Triển khai bệnh án điện tử: Chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số
13:30' - 09/07/2025
Đến nay, Hà Nội có 17/42 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.
-
Công nghệ
Phát huy sức trẻ, hỗ trợ người dân chuyển đổi số
07:30' - 09/07/2025
Các tình nguyện viên đến từng khu dân cư, hộ gia đình để hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng nền tảng số, hướng dẫn tra cứu, nộp hồ sơ trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính công thuận tiện.