Diễn biến dịch tại Trung Quốc gây bất ổn cho chuỗi cung ứng toàn cầu
Có phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc không thể kiểm soát được biến thể có khả năng lây lan với tốc độ nhanh này, các nhà sản xuất và vận chuyển sẽ phải chuẩn bị tốt cho tình trạng gián đoạn nguồn cung tại quốc gia là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu này.
Theo Bloomberg, trong năm 2020 và 2021, chiến lược "Zero COVID" của Trung Quốc đồng nghĩa với việc các nhà máy có thể duy trì mở cửa để sản xuất các loại hàng hóa, từ thiết bị y tế cho đến máy tính xách tay, trong suốt thời gian dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng.Tuy nhiên, từ giữa tháng 10/2021 đến nay, mỗi ngày Trung Quốc đều ghi nhận các ca lây nhiễm ở trong nước, hơn nữa có thể cần đến các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn để kiềm chế sự lây lan của biến thể Omicron, với việc nhiều thành phố phải phong tỏa hơn, điều chắc chắn sẽ gây nên phản ứng dây chuyền đối với các bến cảng và nhà máy.
Tính đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đối diện với những vấn đề như ở các nước khác như tình trạng thiếu thực phẩm ở Australia và Nhật Bản, hoặc Mỹ ước tính có khoảng 5 triệu lao động xin ở nhà do dịch vào tuần trước.Tuy nhiên, cùng với việc Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa Đông vào tháng tới và một loạt sự kiện chính trị quan trọng diễn ra vào cuối năm nay nên không thể từ bỏ chính sách “Zero COVID”, các nhà hoạch định chính sách cần phải quyết định tăng cường bao nhiêu biện pháp hạn chế, đồng thời nhận định điều này sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế và thương mại toàn cầu vốn đã tăng trưởng chậm lại.
Theo Thomas O’Connor, chuyên gia về chuỗi cung ứng của Gartner ở Sydney, Trung Quốc trên thực tế vẫn là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu Trung Quốc xuất hiện tình trạng ngừng hoạt động sản xuất hoặc có vấn đề về logistics nghiêm trọng do thách thức liên quan đến dịch bệnh sẽ tác động rất lớn đối với môi trường kinh tế toàn cầu.
Trong những tuần gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc đã xuất hiện các ca nhiễm lẻ tẻ của biến thể Delta và Omicron, khiến cho nhà máy sản xuất quần áo ở gần một trong những cảng lớn nhất của Trung Quốc là Ninh Ba phải đóng cửa, ở Tây An đang bị phong tỏa, hoạt động sản xuất chip cũng bị ảnh hưởng, và ngày 11/1 cũng có thành phố thứ hai bị phong tỏa. Bên cạnh đó, còn có các thành phố khác cũng đối diện với một số hạn chế. Ngày 11/1, chính quyền Thâm Quyến thắt chặt hạn chế đối với phương tiện vào thành phố này. Giới bên ngoài quan ngại tốc độ hàng hóa vào ra của cảng Diêm Điền, một trong những cảng container lớn nhất ở châu Á gần đó có thể chậm lại, sau khi phải đóng cửa cục bộ trong một tháng vào năm ngoái sau khi dịch bệnh bùng phát./.Tin liên quan
-
Thị trường
Ngành dịch vụ của Mỹ bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng
10:32' - 07/01/2022
Trong tháng 12/2021, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến giá cả tăng cao, lượng hàng tồn kho cạn kiệt và gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất.
-
Chuyển động DN
Toyota sẽ tạm đóng cửa 5 nhà máy do chuỗi cung ứng ách tắc
20:34' - 20/12/2021
Toyota cho biết việc ngừng hoạt động tại các nhà máy trên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khoảng 20.000 ô tô.
-
Doanh nghiệp
Gián đoạn chuỗi cung ứng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng của Mỹ
08:23' - 20/12/2021
Công ty xây dựng nhà và bất động sản Lennar Corp thông báo không đạt được lợi nhuận quý IV tài khóa năm nay như ước tính do đại dịch gây ra vấn đề về chuỗi cung ứng và đẩy chi phí gỗ xẻ tăng cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ là vấn đề hàng đầu của cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ
08:25' - 16/12/2021
Cử tri ở các bang "chiến địa" đang cảm thấy tác động của sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng và mong đợi các nhà lập pháp giải quyết vấn đề này trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.