Diễn đàn công nghệ nông nghiệp và thủy sản Mekong 2018
Ngày 25/5, tại Cần Thơ, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ, Trường Đại học Cửu Long, Hiệp hội thông tin công nghiệp châu Á (AIPA) tổ chức Diễn đàn công nghệ nông nghiệp và thủy sản Mekong 2018.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện trình diễn kết nối cung cầu công nghệ quốc tế năm 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn gồm chuỗi các hoạt động: Giới thiệu, trưng bày, trình diễn, kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp trong, ngoài nước; các hội thảo giới thiệu công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long; các diễn đàn công nghệ thông minh phục vụ sản xuất nông nghiệp/thủy sản… Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, với 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây. Trong xuất khẩu, vùng đóng góp 95% sản lượng gạo, 60% sản lượng cá. Tuy nhiên, đây cũng là vùng “dễ tổn thương”, đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhanh hơn dự báo, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân. Do đó, việc phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì lợi ích chung của đất nước là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Trung ương và các địa phương trong vùng. Đặc biệt, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, quy mô lớn, hiện đại, gắn với nhu cầu thị trường.Từ đó, định hướng đưa Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là nơi tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học mà phải trở thành nơi phát minh, sáng tạo ra nhiều mô hình mới, đặc sắc trong nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định: Thời gian qua, nhờ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao cũng như quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với đặc điểm vùng.
Qua đó, từng bước phát triển những sản phẩm chủ lực có lợi thế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng nói riêng, cả nước nói chung.
Các chương trình lớn như: Nông thôn miền núi, Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Năng suất chất lượng, Công nghệ cao - Đổi mới công nghệ quốc gia… đã giúp các địa phương, doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý… góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa sản xuất trong vùng.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, khoa học công nghệ chưa thực sự được coi là động lực then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, thời gian tới, cần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Trong đó, điểm nhấn là các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ thông minh, giải pháp công nghệ tự động trên nền tảng IoT như: Máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật không người lái; hệ thống giám sát chất lượng cây trồng/vật nuôi qua điện thoại thông minh (smartphone), các công nghệ tưới chính xác…
Đó là xu hướng và giải pháp bắt buộc nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiến tới thay đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.
Thông qua diễn đàn, các doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tăng cường hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài nước. Qua đó, nâng cao nhận thức về vai trò quyết định của ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư./.
>>> Ngành tôm ứng phó với áp lực nguồn cung tăng (Bài 2): Làm gì qua “cơn bão” giảm giá?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
12:51' - 16/05/2018
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phạt đến 200 triệu đồng
19:25' - 11/05/2018
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 1 năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh thu giữ, tiêu huỷ 300 bộ lồng bát quái khai thác thủy sản trái phép
15:11' - 11/05/2018
Ngày 11/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã thu giữ 300 bộ lồng bát quái và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lồng bát quái trên theo quy định của pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49' - 08/04/2025
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.