Diễn đàn Davos đề cao vai trò quản trị đối phó với thách thức
Diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng đa dạng và phức tạp, Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), còn gọi là Diễn đàn Davos năm nay, tổ chức từ ngày 17-20/1 ở thị trấn cùng tên thuộc bang Grisons, miền Đông Thụy Sĩ, được coi là sự kiện quốc tế có ý nghĩa lớn góp phần đề ra những giải pháp bền vững giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Thực tế cho thấy trong vài năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến nhiều xu hướng tiêu cực như bất bình đẳng kinh tế, phân cực xã hội và những hiểm họa môi trường khó lường gây ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế người dân, tác động tới sự gắn kết xã hội và uy tín của các nhà hoạch định chính sách.
Kinh tế thế giới đã phục hồi sau thời gian dài suy thoái nhưng tăng trưởng còn chậm và mong manh. Bất ổn an ninh và nguy cơ khủng bố ngày càng hiện hữu và đe dọa mọi quốc gia. "Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4", vốn là chủ đề chính của Diễn đàn Davos năm ngoái, dù tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới, song cũng tiềm ẩn các mối đe dọa lớn, trong đó có mối đe dọa về việc làm khiến khoảng 5 triệu việc làm trên toàn thế giới có thể biến mất trong vòng 5 năm tới.Đặc biệt, bất bình đẳng giàu - nghèo, vấn đề nóng hổi từ Diễn đàn Davos năm ngoái, vẫn tiếp tục là thách thức toàn cầu khi nhóm 1% người giàu nhất thế giới hiện sở hữu khối tài sản có giá trị lớn hơn số tài sản của nhóm còn lại. Giới chuyên gia từng đưa ra khái niệm "Nền kinh tế của 1%", bởi nhóm 62 người siêu giàu đang sở hữu khối tài sản tương đương với toàn bộ tài sản của nhóm 3,5 tỷ người (50% dân số thế giới) nghèo nhất.
Tính từ năm 2010, tài sản của nhóm 62 người này tăng 44%, trong khi tài sản của nhóm còn lại giảm 41%. Điều này cho thấy dù các nhà lãnh đạo trên thế giới đang ngày càng chú ý tới vấn đề bất bình đẳng thu nhập thì khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm còn lại vẫn gia tăng một cách đáng kể.
Trong bối cảnh như vậy, Diễn đàn Davos năm nay thu hút sự tham gia của đông đảo lãnh đạo của các nước lớn, như Đức, Trung Quốc, Nhật Bản …, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cùng các tập đoàn, doanh nghiệp, học giả hàng đầu nhằm mở rộng thảo luận những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu, từ quản lý đến kinh tế và chính trị, xã hội. Nâng cao quản trị toàn cầu; ứng phó với các bất ổn an ninh và khủng hoảng; thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới; phát triển các hệ thống công nghiệp và mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư... sẽ là những chủ đề nổi bật tại 300 phiên thảo luận của Diễn đàn. Năm nay, nhận lời mời của Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn Davos lần thứ 47. Sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Davos năm nay một mặt thể hiện quan hệ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang tiếp tục trên đà phát triển tích cực, mặt khác, cho thấy Việt Nam ngày càng tham gia tích cực và có đóng góp lớn trên các diễn đàn quốc tế. Kể từ khi tham gia WEF, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường xuyên tham dự các hội nghị thường niên của WEF tại Davos cũng như các diễn đàn WEF khu vực, nhất là Hội nghị WEF Đông Á. Đặc biệt, chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hội nghị WEF Davos 2007 và 2010 đã đạt các kết quả quan trọng, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và WEF.Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler đã 3 lần thăm Việt Nam vào các năm 2014, 2015 và 2016. Trong chuyến thăm hồi tháng 11/2014, Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo “Vai trò doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế”.
Không dừng lại ở đó, những năm gần đây, Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động của WEF về Đông Á và các hội nghị khu vực khác của WEF.Năm 2010, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị WEF Đông Á lần thứ 19 tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu”, thu hút khoảng 500 đại biểu thế giới và khu vực. Mới đây nhất, tháng 10/2016, Việt Nam đã phối hợp với WEF tổ chức Hội nghị WEF-Mekong tại Hà Nội, thu hút gần 200 đại biểu tham gia, nhằm quảng bá tiểu vùng Mekong đến cộng đồng các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Việt Nam cũng là một trong những đối tác chủ chốt của WEF trong khuôn khổ sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” và duy trì hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này. Hiện nay, Việt Nam có 13 tập đoàn, công ty lớn là thành viên của WEF, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn VinGroup...
Diễn đàn Davos năm nay được kỳ vọng sẽ là nơi để các nhà lãnh đạo trên thế giới phối hợp tìm ra các hình thức quản lý quốc gia, quản trị khu vực và quản trị toàn cầu linh hoạt hơn, nhanh chóng thích ứng với mọi thay đổi và ứng phó được với những thách thức toàn cầu.Như vậy, Diễn đàn Davos 2017 hay các diễn đàn tiếp theo sẽ ngày càng hoạt động hiệu quả và chứng tỏ được sức hấp dẫn không ngừng trong bối cảnh thế giới hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 từ 17- 21/1
10:18' - 15/01/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ từ ngày 17- 21/1/2017.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới
09:52' - 11/01/2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ) 2017 cùng với các nhà lãnh đạo cấp cao khác của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ diễn ra vào đầu năm 2017
08:40' - 17/12/2016
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 47 sẽ diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20/1/2017 tại Davos, thành phố nằm miền Đông Thụy Sĩ.
-
Kinh tế Thế giới
5 vấn đề chính sẽ được thảo luận tại Diễn đàn kinh tế Davos lần thứ 47
21:06' - 16/12/2016
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 47 dự kiến được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/1/2017 tại Davos, thành phố nằm phía Đông Thụy Sĩ.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Việt Nam thăng hạng về môi trường thương mại toàn cầu
13:50' - 02/12/2016
Môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016", lên vị trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thiệt hại bảo hiểm toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2025
15:45'
Theo ước tính của Gallagher Re, các trận bão lớn, đi kèm lốc xoáy, gió mạnh và mưa đá tại Mỹ cũng gây thiệt hại ít nhất 33 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ để ngỏ việc sớm công bố các “thỏa thuận thương mại lớn”
10:45'
Ngày 18/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ sớm công bố một vài thỏa thuận thương mại lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.