Diện mạo nền kinh tế chia sẻ trong năm 2019 (Phần 1)
Thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên thế giới từ năm 2009, với sự ra đời của một loạt ứng dụng như Uber, Airbnb hay Couchsurfing.
“Hiệu quả sử dụng quan trọng hơn quyền sở hữu” – Đó là phương châm hoạt động mang đến thay đổi đột phá trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ những năm gần đây, giữa bối cảnh công nghệ kỹ thuật số và di động đã giúp việc tiếp cận các loại hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với hàng ngàn nền tảng chia sẻ hoạt động trên hầu hết mọi lĩnh vực, đây không còn là sở thích của chỉ một bộ phận giới trẻ mà đã trở thành một phần của xã hội hiện đại.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão, giới chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu kinh tế chia sẻ có giữ được mục đích ban đầu từ thuở sơ khai là giảm thiểu một cách có trách nhiệm tình trạng quá tải trong tiêu dùng (hyper-comsumption) và xây dựng kết nối cộng đồng hay đã đi vào lối mòn của vòng xoáy chạy theo giá cả và lợi nhuận?Sau đây là một số dự đoán đối với tương lai của nền kinh tế chia sẻ trong năm 2019:
Năm 2019 dự kiến sẽ chứng kiến các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của một số tên tuổi hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ. Và tất nhiên, đi kèm với sự kiện này sẽ là mối nguy về các vụ phá sản quy mô lớn. Cả Lyft và Uber đã rất sẵn sàng với kế hoạch phát hành cổ phiếu trong nửa đầu năm 2019. Uber được định giá 120 tỷ USD (tương đương 94,7 tỷ bảng) trong khi giá trị của Lyft là 15 tỷ USD (11,8 tỷ bảng). Có thể nói, những thay đổi trong cấu trúc sở hữu nhằm phản ánh nhu cầu thực tế của người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế tự do (gig economy - nơi người đi làm không gắn kết lâu dài với một tổ chức nào mà chỉ làm thuê ngắn hạn, thời vụ), phương thức rất cần thiết để giải quyết vấn đề phân phối của cải một cách công bằng trong xã hội.Trong khi đó, tại Trung Quốc, một số “siêu sao” về kinh tế chia sẻ lại đang gặp nhiều thách thức. Ví dụ, startup chia sẻ xe đạp Ofo được cho là đang trên bờ vực phá sản, trong khi các nền tảng khác cũng ngập trong khó khăn về tài chính. Bắc Kinh muốn kinh tế chia sẻ chiếm đến 10% GDP quốc gia vào năm 2020 và rõ ràng sự vội vàng trong mong muốn nhân rộng quy mô hoạt động này là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế chia sẻ gặp khó tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các chuyên gia cho rằng trong cuộc đua để phát triển, có hai yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ, đó là sự thay đổi tư duy và niềm tin. Trong đó, thay đổi tư duy không phải là chuyện một sớm một chiều nên việc phát triển quá "nóng" (cho dù dưới hình thức chi tiêu hay giả định về sức tiêu thụ), dẫn đến việc làm mất lòng tin của khách hàng (nếu có) - có thể đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn trong năm 2019.- Từ khóa :
- kinh tế chia sẻ
- uber
- airbnb
- trung quốc
- ipo
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biểu tình phản đối dịch vụ kiểu Uber, nhiều người bị thương
13:03' - 25/01/2019
Ít nhất 14 người đã bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các lái xe taxi biểu tình tại Tây Ban Nha ngày 24/1.
-
Doanh nghiệp
Lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giữa GrabTaxi và Uber Việt Nam
18:29' - 02/01/2019
Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ tiến hành các trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu
17:55' - 03/12/2018
Chiều 3/12, hai đồng Chủ tịch VBF là ông Vũ Tiến Lộc và ông Tomaso Andreatta đã có buổi tiếp xúc với báo chí để cung cấp một số thông tin.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sửa đổi các quy định để thúc đẩy "kinh tế chia sẻ"
11:06' - 26/10/2018
Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm thực hiện các dịch vụ giao thông mới, như ứng dụng đi chung xe của hãng Kakao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
21:31' - 19/02/2025
Nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19:58' - 19/02/2025
Chiều 19/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:45' - 19/02/2025
Bộ Y tế đã nỗ lực chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng Đề án về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc của 2 dự án, trình Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:05' - 19/02/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW, trong đó có yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới
17:58' - 19/02/2025
Ngày 19/2, theo thông tin Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện Việt Nam đang là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đáp ứng nhu cầu
17:32' - 19/02/2025
Thời gian gần đây, việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến nhưng hạ tầng lại chưa thể đáp ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết 2 văn kiện hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)
17:11' - 19/02/2025
Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%
16:37' - 19/02/2025
Điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, theo Chính phủ, đầu tiên là tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp, phân cấp, phân quyền triệt để...