Điện tăng giá, doanh nghiệp xi măng "thắt lưng buộc bụng"
Đối với những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng, chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng hóa. Do đó, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) kể từ ngày 9/11 cũng khiến các hộ sản xuất tiêu thụ điện lớn như xi măng gặp khó khăn "kép".
Tuy nhiên, ngành xi măng và các doanh nghiệp cũng lường trước những tình huống này, phải tìm giải pháp san sẻ, tự vượt qua khó khăn.
Ngay từ khi kết thúc quý II của năm 2023, ông Lê Nam Khánh – Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã nhận định, năm nay chính là thời điểm tiêu thụ khó khăn nhất trong lịch sử hơn 120 năm của ngành xi măng Việt Nam. Sự trầm lắng trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ vẫn đeo đuổi các doanh nghiệp xi măng. Giá đầu vào sản xuất xi măng tiếp tục tăng lên khi giá điện đã tăng thêm lần thứ nhất của năm 2023 với mức 3%, giá than vẫn duy trì ở mức cao. Nay mức tăng lần 2 của giá điện là 4,5% thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xi măng không khỏi bị ảnh hưởng. Ông Mai Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hạ Long chia sẻ, bản thân ngành xi măng mấy năm nay đã rất khó khăn, đặc biệt năm 2023 được cho rằng là thời gian khó nhất trong lịch sử hàng trăm năm của ngành. Tuy nhiên, ông Hải nhìn nhận, việc điều chỉnh giá điện cũng nằm trong lộ trình đã được Chính phủ cân nhắc và phê duyệt nên cũng không chỉ riêng xi măng mà nhiều ngành khác sử dụng điện năng nhiều cũng sẽ bất lợi. Đây là chủ trương chung, tất cả cùng phải thực hiện chứ không ngoại trừ lĩnh vực nào. Bởi vậy, cả nước phải cùng gánh vai chia sẻ để chung tay với ngành điện đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng quốc gia. Trên quan điểm đó, ngành xi măng và các doanh nghiệp cũng lường trước những tình huống này, phải tìm giải pháp san sẻ, tự vượt qua khó khăn. Trường hợp này là "bất khả kháng" nên các đơn vị sử dụng điện lớn như ngành xi măng lại phải tiếp tục "thắt lưng buộc bụng", cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này – ông Hải nhận xét. Theo ông Mai Hồng Hải, để "gồng gánh" doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này, việc đầu tiên là phải tổ chức sản xuất một cách tốt nhất nhằm tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí khác để bù lại. Bài toán đặt ra phải tối ưu chi phí sản xuất, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả thông qua việc sử dụng "công tơ 3 giá", huy động sử dụng thiết bị một cách hợp lý… Ông Hải giải thích, "công tơ 3 giá" có nghĩa là hạn chế tối đa vận hành vào giờ cao điểm; đồng thời phải tối ưu năng suất để cùng 1 số điện chạy máy phải làm ra nhiều sản phẩm hơn. Để hạn chế chạy máy vào giờ cao điểm, Vicem Hạ Long sẽ phải bố trí nhân lực, ca kíp sản xuất vào giờ thấp điểm. Mặc dù khi bố trí thực hiện đáp ứng yêu cầu "công tơ 3 giá" thì lực lượng lao động sẽ xáo trộn nhưng Vicem Hạ Long sẽ động viên người lao động khắc phục khi thực hiện giải pháp tăng lực lượng lao động hoạt động vào giờ thấp điểm; giờ cao điểm thì hạn chế. Với mức tăng giá điện thêm 4,5% thì giá thành sản xuất xi măng ước tính tăng thêm hơn 0,5%. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xi măng đã chủ động cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất nhằm hỗ trợ giảm giá thành sản xuất nhờ tiêu hao điện giảm đi. Nếu chỉ cần tiết kiệm 2-3 số điện cho 1 tấn sản phẩm thì cũng có thể bù được mức tăng giá chung 4,5% của điện. "Thế nhưng, việc tối ưu để tiết kiệm 2 số điện trên 1 tấn sản phẩm cũng chỉ có giới hạn chứ không thể tiết kiệm mãi được. Vì theo nguyên tắc cân bằng năng lượng, công suất động cơ là con số tính toán bắt buộc phải tiêu hao như vậy. Do đó, phải tính toán để tối ưu mỗi thứ 1 tí chứ không thể trông chờ hết vào yếu tố nào" – ông Hải phân tích. Giá điện không thể không tăng và ngành nào cũng chịu tác động nhưng mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều cũng sẽ khác nhau. Nhưng đối với ngành xi măng thì chắc chắn là tác động rất lớn. Vì vậy, Vicem Hạ Long phải tìm mọi cách tiết kiệm cả chỗ khác để bù lại cho việc tăng giá điện. Đến bước cuối cùng sẽ phải tính toán tiết giảm cả tiền lương. Ông Mai Hồng Hải cho rằng, ngành xi măng còn tiếp tục phải đối mặt với thách thức, giai đoạn kéo dài suốt từ cuối năm 2021 đến 2022 và có thể đến tận năm 2025. Giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực và có giải pháp để vượt qua. Ông Hải cho rằng: "Thị trường sẽ vẽ một bản đồ mới toàn cảnh ngành xi măng. Nếu ai qua vượt qua được cơn bão khó khăn này thì sẽ còn tên trên bản đồ, thiết lập mặt bằng mới. Vicem Hạ Long cũng vậy, cố gắng đưa doanh nghiệp đi qua khó khăn để khi hoàn chỉnh việc "vẽ bản đồ" thì vẫn còn tên doanh nghiệp của mình". Không riêng gì xi măng, nhiều ngành đều đang đối phó với khó khăn kéo dài từ 2022 đến nay và thậm chí còn tiếp diễn đến sang năm. Với doanh nghiệp xi măng, hiện tại cần giữ được đội ngũ lao động, duy trì sản xuất. Việc giữ được sự ổn định rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng lúc này. Vì lao động ngành xi măng có đặc thù riêng, rất khác với những ngành nghề khác là có thể sử dụng lao động thời vụ. Lao động trong ngành xi măng là lao động có chất lượng cao, tay nghề phải qua đào tạo, rèn giũa mới trưởng thành. Đội ngũ này không dễ gì ngày 1 ngày 2 mà có được. Nên với Vicem Hạ Long, mục tiêu số 1 là giữ được vốn, qua giai đoạn này rồi tính tiếp – ông Hải bày tỏ.- Từ khóa :
- giá điện
- tăng giá điện
- doanh nghiệp xi măng
- xi măng
Tin liên quan
-
Chứng khoán
4 mã cổ phiếu nào được hưởng lợi nhất từ việc tăng giá bán lẻ điện?
14:49' - 12/11/2023
4 mã cổ phiếu thuộc nhóm nhiệt điện và 2 mã cổ phiếu thuộc nhóm xây lắp điện sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc tăng giá bán lẻ điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng giá điện: Tác động ra sao tới doanh nghiệp?
14:26' - 10/11/2023
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội nói gì về việc tăng giá điện thêm 4,5%?
12:46' - 10/11/2023
Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 9/11, đây cũng là lần tăng giá điện thứ 2 trong năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.