Điều gì xảy ra nếu Meta cấm các đường liên kết tin tức ở Australia?
Theo Tạp chí The Conversation, tại phiên điều trần trước Quốc hội Australia mới đây, Meta một lần nữa nhắc đến ý định cấm các liên kết từ Facebook và Instagram dẫn đến các trang tin tức tại Australia.
Lệnh cấm trên của Meta được coi là sẽ lặp lại lệnh cấm bất ngờ mà Facebook áp dụng trong hơn một tuần vào tháng 2/2021, trong đó người dùng ở Australia không thể xem hoặc chia sẻ tin tức trên nền tảng của công ty này. Lệnh cấm này là nhằm đáp trả việc Australia ban hành Bộ luật Thương lượng truyền thông tin tức, một bộ luật được thiết kế để buộc các nền tảng kỹ thuật số phải chuyển một phần thu nhập từ quảng cáo của họ cho các nhà xuất bản tin tức.Một luật tương tự - dựa trên bộ luật của Australia - đã được Canada thông qua vào năm ngoái. Kết quả là tin tức của Canada đã bị chặn khỏi các nền tảng của Meta kể từ tháng 8/2023.
Điều này dẫn đến những kết quả tiêu cực cho các hãng truyền thông Canada. Luật của Canada không chỉ không giúp tạo ra dòng doanh thu thông qua Meta cho các nhà sản xuất tin tức của nước này mà còn làm giảm trầm trọng lượng truy cập của người dùng vào trang web của các hãng tin.Điều gì xảy ra sau lệnh cấm của Meta ở Canada?Lệnh cấm của Meta đối với các hãng tin tức ở Canada đã gây ra một số tác động chính. Đầu tiên, việc xóa các liên kết trực tiếp đến các bài báo đồng nghĩa với việc lượng người dùng truy cập đến các trang tin tức giảm mạnh. Những người dùng trước đây từng nhấp vào các đường link trên bảng thông tin (bảng Feed) của họ trên các nền tảng của Meta giờ đây không thể làm điều này được nữa.Việc này đặc biệt ảnh hưởng đến các trang tin tức địa phương, nơi Facebook thường là nguồn truy cập chính của độc giả. Ở thời điểm mà các khu vực nông thôn và vùng ngoại ô của cả Canada và Australia có nguy cơ trở thành nơi “khô hạn tin tức”, điều này đặc biệt đáng lo ngại.Các kênh tin tức và độc giả đã tìm cách lách lệnh cấm ở một mức độ nào đó. Họ đã tìm ra các thủ thuật lách luật, chẳng hạn như đăng nội dung bài viết mà không có kèm đường liên kết hoặc chỉ đăng ảnh chụp màn hình bài viết. Tuy nhiên, những thủ thuật như vậy không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn được những tổn thất về mức độ quan tâm của độc giả đã bị mất đi. Chúng cũng không giúp các hãng tin tạo ra doanh thu từ nội dung của họ (chẳng hạn như thu nhập nhờ quảng cáo thông qua lượng truy cập vào trang web).Thay vào đó, tin tức chính thống trên Facebook bị thay thế bởi những nội dung thảo luận hoặc thông tin không trực tiếp tham chiếu hoặc không được liên kết với nguồn tin tức cơ sở. Việc ngắt kết nối này cũng mở ra cánh cửa cho việc lưu hành thông tin sai lệch một cách cố tình hay vô ý.Cuối cùng, nhóm những người dùng của Meta chịu thiệt hại nhiều nhất là những người ít quan tâm đọc tin tức nhất và tin rằng “tin tức sẽ tự tìm đến họ”. Trong khi đó, những độc giả quan tâm thường xuyên đến tin tức sẽ luôn tìm thấy tin tức ở những nơi khác. Những người chỉ đọc tin tức khi những người khác chia sẻ bài viết với họ sẽ bị bỏ lỡ, và thậm chí có thể không nhận ra những gì họ đang bỏ lỡ.Tin tức xuất hiện ít hơn trên mạng xã hội
Người dùng mạng xã hội sử dụng các nền tảng của Meta vì nhiều mục đích khác, ngoài việc theo dõi tin tức. Thực ra hầu hết người Australia không quan tâm nhiều đến tin tức ngay từ đầu.Theo Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số Australia năm 2024 do Trung tâm nghiên cứu tin tức và truyền thông, Đại học Canberra công bố, 68% người Australia chủ động né tránh tin tức, trong khi 41% cảm thấy mệt mỏi vì tin tức. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên sau nhiều năm Australia tràn ngập tin tức liên quan đến đại dịch, hệ sinh thái, bạo lực gia đình, tài chính và khủng hoảng quân sự.Bộ luật thương lượng truyền thông tin tức của Australia được xây dựng dựa trên giả định sai lầm rằng mạng xã hội đóng vai trò trung tâm như một phương tiện truyền tải tin tức và Facebook sẽ không thực hiện lời đe dọa cấm các đường dẫn tin tức. Nhưng công ty mẹ của Facebook là Meta đã làm chính xác như vậy và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ thay đổi cách tiếp cận đó. Thật vậy, ngay cả khi không chủ động cấm hoàn toàn nội dung tin tức, thì hiện tại, công ty này đang giảm đáng kể khả năng hiển thị tin tức trong bảng Feed của người dùng.Điều này là do từ lâu tin tức đã có xu hướng “gây rắc rối” cho Meta nhiều hơn những gì mà nó mang lại. Tin tức không chỉ là một phần nhỏ trong tất cả nội dung trên Facebook mà còn gây ra một lượng lớn bất bình và tranh cãi đòi hỏi phải kiểm duyệt tốn kém.Meta cũng biết rằng việc giảm khả năng hiển thị tin tức trên nền tảng của mình không ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của người dùng. Theo tính toán của riêng công ty này, chỉ có khoảng 3% bài đăng mà người dùng Facebook thấy trong bảng Feed của họ chứa các đường link thuộc bất kỳ loại nào.Kết luận trên không thể được xác thực một cách độc lập nếu các nhà nghiên cứu không có quyền truy cập dữ liệu lớn hơn so với dữ liệu mà Meta cung cấp. Tuy nhiên, kết luận này chắc chắn phù hợp với trải nghiệm hàng ngày của người dùng Facebook thông thường. Ngay cả trong số 3% bài đăng này, chỉ một phần nhỏ liên kết dẫn đến đến các nguồn tin tức nói chung, chứ chưa nói đến các nguồn tin tức của Australia. Phân tích của tác giả bài viết và các đồng nghiệp đối với lệnh cấm tin tức của Australia trong ngắn hạn vào tháng 2/2021 cho thấy điều này chỉ tác động rất nhỏ đến các mẫu đăng bài và tương tác trên các trang Facebook của người dùng Australia. Nhiều người thậm chí không nhận ra tin tức đột nhiên biến mất khỏi bảng Feed của họ. Australia nên làm gì?Vào năm 2021, lệnh cấm tin tức đã được giải quyết tạm thời khi Meta đồng ý tự nguyện thanh toán một vài khoản tiền cho một số ít cơ quan tin tức của Australia. Đổi lại, Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison khi đó đã quyết định không đưa Meta vào tầm ngắm của Bộ luật Thương lượng truyền thông tin tức, nghĩa là các điều khoản không áp dụng cho các nền tảng của Meta. Các thỏa thuận này hiện đang kết thúc và Meta đã tuyên bố rằng họ không quan tâm đến việc gia hạn chúng.Điều này khiến Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese phải lựa chọn giữa việc phải áp dụng luật mới đối với Meta, hoặc để các thỏa thuận tự hết hạn mà không có sự đền bù nào. Lựa chọn thứ hai sẽ thực sự “phá hủy” Bộ luật Thương lượng truyền thông tin tức với tư cách là một văn bản luật có ý nghĩa.Việc chính thức "chỉ định" Meta phải trả tiền cho các nhà xuất bản tin tức có khả năng phản tác dụng. Meta đang xây dựng một lập luận rõ ràng ở đây: Nếu nền tảng của họ chỉ chứa một lượng tin tức hạn chế của Australia, tại sao họ lại bị buộc phải chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản tin tức của Australia? Trong cả “tòa án dư luận” và trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào mà tòa án tiến hành, lập luận như vậy có khả năng là rất thuyết phục.Một giải pháp hợp lý hơn để hỗ trợ tin tức địa phươngCác phương tiện truyền thông Australia cần được hỗ trợ tài chính, nhưng bộ luật thương lượng là một luật có nhiều sai sót nghiêm trọng. Luật này nên bị bãi bỏ sớm nhất có thể.Chính quyền Thủ tướng Albanese có một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề thực sự đang tồn tại: đó là doanh thu từ truyền thông. Hiện tại, hầu hết các cơ quan truyền thông tin tức của Australia đang phải vật lộn để tồn tại. Kể từ khi phương tiện truyền thông tin tức chuyển sang trực tuyến, khán giả hiện mong đợi tiếp cận tin tức một cách miễn phí và hầu hết độc giả không muốn trả tiền. Điều đó khiến nhiều tổ chức xuất bản không có mô hình kinh doanh bền vững và cần trợ cấp công.Mặc dù vậy, Australia thường không cung cấp trợ cấp bằng cách buộc các công ty có được lợi nhuận phải đàm phán trực tiếp với các công ty không có lợi nhuận, như Bộ luật Thương lượng truyền thông tin tức đã làm. Cần có một mô hình thay thế.Một lựa chọn khác có thể là sử dụng thuế doanh nghiệp đối với các nền tảng kỹ thuật số để hỗ trợ các tổ chức truyền thông Australia vì lợi ích thông tin cộng đồng. Điều này có nghĩa là đánh thuế doanh thu của các nền tảng số một cách phù hợp và công bằng vì lợi ích người dân và lợi ích quốc gia Australia.Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi một khuôn khổ chất lượng mạnh hơn đối với những gì cấu thành báo chí cộng đồng. Đợt cắt giảm việc làm của các hãng truyền thông gần nhất ở Australia cho thấy nước này đang nhanh chóng không còn lựa chọn thay thế nào khác nếu muốn duy trì nội dung tin tức chất lượng, đa dạng trong tương lai.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.