Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ trong bối cảnh mới
Tọa đàm đem đến cái nhìn sâu rộng, tổng thể về các chính sách vĩ mô, trong đó có vai trò của điều chỉnh chính sách tiền tệ đối với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng; sự uyển chuyển, linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm, những vấn đề cần kiểm soát khi nới lỏng chính sách tiền tệ để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh khi dịch COVID-19 đã lắng xuống…
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc điều hành chính sách tiền tệ, thời gian qua, trước những tác động tiêu cực, dai dẳng, kéo dài của đại dịch COVID-19 cũng như những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, luôn có sự chủ động trong dự báo, kịp thời chuyển hướng điều hành phù hợp với diễn biến thực tế ở mỗi giai đoạn, thời điểm khác nhau.
Nhờ đó, dù trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu về kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cũng như bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng và trên nền tảng lạm phát ở nước ta được kiểm soát tốt; lạm phát thế giới đã qua đỉnh và dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới; khoảng cách lãi suất thực dương khá lớn (5-6%)… tại Hội nghị Chính phủ với địa phương 6 tháng đầu năm 2023 đã thống nhất cao chuyển chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát "chặt chẽ", "chắc chắn" ở những thời điểm trước đó sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng hơn".
Việc điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.
Ví việc chuyển hướng chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ, chắc chắn" đến nay sang hướng "linh hoạt, nới lỏng" hơn để hướng tới nhiều mục tiêu phát triển “như là các mảnh ruộng đang khô hạn và Chính phủ đang cố gắng tạo nguồn nước để tưới cho các mảnh ruộng này”, từ khía cạnh cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc chuyển hướng này rất đúng với nhu cầu.“Hoạt động kinh doanh thì cần vốn, vốn với doanh nghiệp như trồng trọt cần nước. Khi bị thiếu nước, nông nghiệp không thể phát triển, giống như doanh nghiệp thiếu vốn thì chắc chắn gặp khó khăn”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Ông Đậu Anh Tuấn phân tích, nhìn trong cả năm 2022, dòng vốn đối với doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là dòng vốn từ trái phiếu. Sau một thời gian bùng nổ, một phần cũng do kiểm soát chưa tốt, nên chúng ta điều chỉnh lại, dẫn đến tình trạng đóng băng và hầu như huy động vốn dài hạn từ trái phiếu rất khó.Trong khi đó, những khó khăn dồn dập khác từ thị trường thế giới đến: Đơn hàng giảm, nhiều hoạt động kinh doanh khó khăn, vay vốn ngân hàng thì lãi suất rất cao... Vì thế, giải pháp hiện tại ưu tiên tập trung vào chính sách tiền tệ theo hướng kéo mặt bằng lãi suất xuống và tăng cung tiền để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn là chính sách rất trúng và rất cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần giảm lãi suất điều hành. Trong nhiều cuộc họp từ đầu năm đến nay, người đứng đầu Chính phủ liên tục thúc ép, đưa ra thông điệp về việc cố gắng giảm mặt bằng lãi suất. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí hợp lí, rẻ hơn là một quyết sách đúng đắn. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp cho biết vay được vốn rẻ vẫn đang rất khó khăn. Cho nên, những chính sách tiền tệ này phải đi nhanh được vào thực tiễn và doanh nghiệp có thể vay vốn được với lãi suất hợp lí để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. “Những con số kinh tế trong 6 tháng đầu năm cho thấy bức tranh về kinh doanh, về doanh nghiệp rất đáng lo ngại. Nếu doanh nghiệp không duy trì được hoạt động, không tăng trưởng được thì chắc chắn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - một mục tiêu quan trọng, chắc chắn ảnh hưởng đến lao động, việc làm, thu ngân sách, và về dài hạn ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đang có chiều hướng cho thấy những yếu tố này có xu hướng giảm. Con số doanh nghiệp rời khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm rất cao cũng là một tín hiệu cho thấy điều ấy”, ông Tuấn cảnh báo. Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cần thay đổi chính sách phù hợp để phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Chúng ta nới lỏng nhưng linh hoạt, tức là vẫn bảo đảm mục tiêu ổn định được kinh tế vĩ mô; phối hợp đồng bộ hơn các chính sách khác, trong đó có chính sách tài khóa, giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mới bảo đảm được thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Nêu quan điểm chúng ta còn dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa, liều lượng hiện nay là tương đối phù hợp, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho hay, nếu chúng ta dồn dập quá vào chính sách tiền tệ chưa chắc đã đạt hiệu quả cao, phải đồng bộ các chính sách khác mới đảm bảo mức độ thẩm thấu của chính sách tốt hơn.Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ra thông điệp cố gắng giảm mặt bằng giảm lãi suất từ 1,5-2% cho đến cuối năm là một thông điệp rất mạnh dạn, rất rõ, cụ thể. Thực tế thời gian qua ngân hàng cũng đã giảm lãi suất huy động đầu vào từ 1-1,2%, lãi suất cho vay cũng giảm mức độ tương tự. Cần tiếp tục phấn đấu giảm tiếp lãi này theo chỉ đạo của Chính phủ.
Song, ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp mới quan trọng. Phía cầu là giảm lãi suất, phía cung là tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phải khơi thông cả những kênh dẫn vốn khác, bởi kênh dẫn vốn trái phiếu doanh nghiệp rất quan trọng. Nếu khơi thông được vốn trái phiếu doanh nghiệp thì dòng vốn trung và dài hạn sẽ khá nhiều. Lưu ý “giảm lãi suất cũng không thể giảm quá nhiều, quá mạnh, quá nhanh được”, vị Tiến sỹ này nêu thực tế, 2 tháng vừa qua, một số dòng tiền đã bắt đầu dịch chuyển từ kênh tiết kiệm riêng tư sang kênh chứng khoán.Như vậy, vẫn phải đảm bảo một mức độ hấp dẫn nhất định để dòng tiền tiếp tục vào ngân hàng, ngân hàng có thanh khoản cho vay, đảm bảo nguồn vốn đi vào kinh doanh thay vì chỉ đầu tư tài chính hay tồn kho bất động sản như thời gian vừa qua. Phải đồng bộ chính sách mới đảm bảo mức độ thẩm thấu, việc giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ mới có hiệu quả.
Theo ông, 6 tháng vừa qua, tín dụng chỉ tăng trưởng 4,73% (đến 30/6) và thực tế đến hôm nay lại giảm bớt đi, chỉ tăng xoay quanh 4%. Tín dụng tăng rất thấp, ngân hàng muốn đẩy ra cũng rất khó, chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp.Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm vẫn tăng khoảng 15%, nhưng cho vay để mua nhà, sửa chữa nhà giảm 1,32%. Người dân không đi vay để mua nhà, sửa chữa nhà nữa mà thậm chí còn giảm sản xuất.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực đề xuất hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất như Thủ tướng đã chỉ đạo, điều này cũng là tăng kích cầu. Cùng với đó, linh hoạt hơn điều kiện cho vay chứ không hạ chuẩn. Ví dụ, trước đây tài sản thế chấp phải là nhà cửa, phải là bất động sản, nhưng bây giờ có thể là "động sản" như hàng tồn kho, hay là đơn hàng tương lai, hợp đồng ký hợp tác… Ông cho rằng, bản thân doanh nghiệp cũng cần có những chuyển đổi, tái cơ cấu, hồ sơ minh bạch hơn, và đặc biệt chứng minh có thể trả nợ trong tương lai, chứng minh được nỗ lực của mình. Cuối cùng là thay đổi sự trì trệ ở bộ phận công chức, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là về pháp lý./.- Từ khóa :
- Vốn vay
- vốn tín dụng
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Việt hấp dẫn dòng vốn ngoại
17:47' - 20/07/2023
Nhiều ngân hàng Việt đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài là các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 50%
15:43' - 20/07/2023
Tính đến ngày 17/7/2023, tỉnh Đồng Tháp đã giải ngân vốn đầu tư công được hơn 3.129 tỷ đồng, đạt 50,38% so với tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh gỡ giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
12:03' - 18/07/2023
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang cho biết, tiến độ giải ngân tỉnh Bắc Ninh thời gian qua còn gặp khó khăn do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25'
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03'
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.