Điều kiện cần để ASEAN duy trì tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
Bài viết trên báo The Business Times nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong những năm tới.
Bài viết cho rằng khu vực ASEAN cần tập trung vào các cam kết thương mại và đầu tư mở, tính bền vững và không ngừng nâng cấp thông qua chuyển đổi số.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, các nước đã đưa tới một cơ hội để “cài đặt lại” nền kinh tế và xã hội toàn cầu trên con đường hướng tới sự tăng trưởng bền vững và bao trùm.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp ASEAN Standard Chartered, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered ông Jose Vinals cho rằng những công ty ở ASEAN bắt đầu gắn các sản phẩm và dịch vụ của mình với sở thích của người tiêu dùng sẽ gặt hái được những cơ hội mà sự đầu tư bền vững có thể mang lại.
Ông Jose Vinals trích dẫn báo cáo của Standard Chartered có tên gọi “Cơ hội 2030: Lộ trình đầu tư mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Standard Chartered”, trong đó chỉ ra cơ hội đầu tư gần 10.000 tỷ USD trong khu vực tư nhân nhằm hướng đến 3 SDG của Liên hợp quốc, đó là: Nước sạch và vệ sinh, Năng lượng sạch và giá cả phải chăng, Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng.
Cụ thể, theo ông Jose Vinals, cơ hội đầu tư tiềm năng của khu vực tư nhân vào Indonesia đến năm 2030 ước tính đạt 280 tỷ USD. Với 100 triệu dân trên khắp ASEAN dự kiến sẽ di cư từ các vùng nông thôn ra các thành phố từ năm 2015-2030, nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng bền vững, bất động sản và các nguồn năng lượng bền vững hơn sẽ gia tăng mạnh mẽ. Ngoài ra, ông Vinals cho rằng một lĩnh vực lớn khác cần tập trung là số hóa, để thúc đẩy nhiều sự đổi mới sáng tạo hơn.
Trụ cột tăng trưởng then chốt
Theo ước tính trong Báo cáo hàng năm về kinh tế điện tử Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain&Co, giá trị nền kinh tế số của ASEAN dự kiến sẽ đạt ít nhất 300 tỷ USD đến năm 2025. Đây được coi là lĩnh vực tăng trưởng then chốt của khu vực. Hiện tại, các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế số đang giành được nhiều lợi thế.
Trả lời câu hỏi về cách thức các công ty có thể đầu tư khi đối mặt với sự phục hồi không đồng đều hậu COVID-19, ông Benjamin Hung, Giám đốc điều hành phụ trách khu vực châu Á của Standard Chartered, lưu ý rằng trong chiều hướng phục hồi hình chữ K này, các lĩnh vực như thương mại điện tử, giao thông công cộng, giao hàng thực phẩm và tạp hóa đang được hưởng lợi. Theo ông, bất cứ thứ gì tiến nhanh để trở nên số hóa hơn, dễ tiếp cận hơn và mang tính bao trùm hơn sẽ chiến thắng.
Đồng quan điểm này, ông Oliver Tonby, người đứng đầu Trung tâm năng lực số của McKinsey, nhận xét: “Nếu bạn nhìn vào phần trăm doanh thu kỹ thuật số do 10% công ty hàng đầu nắm giữ, thì trong ngành viễn thông và truyền thông, con số này là 95%, trong ngành ngân hàng là 85% và ngành bán lẻ là 93%.
Vì vậy, bạn thấy một động lực rất lớn nhằm tiến tới việc ‘người thắng được rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả’. Và chúng ta đã chứng kiến xu hướng này tăng tốc trong hai năm qua. Các công ty đi trước trong quá trình chuyển đổi số trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra đang tiến xa và nhanh hơn nhiều”.
Giám đốc chiến lược của Lazada Magnus Ekbom cho rằng trong một thế giới mà COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình phát triển số và các chu kỳ đổi mới sáng tạo diễn ra nhanh hơn, sự trỗi dậy của thương mại điện tử không hẳn là do sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng mà là do các công ty áp dụng thực tế kỹ thuật số với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với trước đây.
Theo ông, khi hai yếu tố này gặp nhau - người tiêu dùng am hiểu về kỹ thuật số và công ty đang áp dụng các nền tảng số, sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại thông thường có thể sớm biến mất. Trong vòng 3 đến 5 năm tới, thuật ngữ “thương mại điện tử” sẽ biến mất và sẽ chỉ còn là “thương mại”.
Cam kết mở cửa thương mại
Ông Vinals lưu ý rằng cam kết đầu tư và thương mại mở cả trong nội bộ ASEAN lẫn các đối tác then chốt của khối đã giúp khu vực tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh, nhưng thương mại và đầu tư nội khối tiếp tục bước tiến vững chắc trong năm 2020.
Đáng chú ý, theo Báo cáo đầu tư ASEAN 2020-2021 của Ban thư ký ASEAN, dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã đạt mức cao nhất vào năm 2019 với 182 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành khu vực nhận FDI lớn nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển. Do dịch bệnh COVID-19, FDI giảm xuống còn 137 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ trọng FDI đổ vào ASEAN trong tổng số FDI toàn cầu đã tăng từ 11,9% năm 2019 lên 13,7% năm 2020.
Trong khi đó, tổng thương mại hàng hóa nội khối ASEAN tăng 4,3% từ năm 2015 đến 2019, từ 535,4 tỷ USD lên 632,6 tỷ USD. Năm 2020, do những đứt gãy vì COVID-19, tổng thương mại hàng hóa nội khối ASEAN đạt khoảng 565,9 tỷ USD.
Trong một báo cáo về cơ hội hành lang nội khối ASEAN, các tác giả đã lưu ý rằng ASEAN sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu dựa trên kết nối ngày càng cao của khối với 5 đối tác thương mại lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và Hàn Quốc.
Hơn nữa, 83% số doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết họ có kế hoạch gia tăng ít nhất 25% đầu tư của công ty vào ASEAN trong 3-5 năm tới, khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được phê chuẩn.
Ông Gabriel Lim, Bí thư thường trực Bộ Công thương Singapore, nhấn mạnh: “Một vấn đề mà Singapore luôn tin tưởng là các thỏa thuận thương mại tự do không chỉ là một ‘cuộc hôn nhân’ kinh tế, mà theo nhiều cách thức còn là một ‘cuộc hôn nhân’ mang tính chiến lược. Khi có nhiều quốc gia cam kết làm việc để cùng phát triển và thịnh vượng, thì sẽ có lợi ích chung trong sự thành công, ổn định và thịnh vượng”.
Singapore đặc biệt quan tâm đến việc trở thành một quốc gia ủng hộ thương mại tự do và hội nhập, là chất xúc tác cho các hiệp định thương mại mới và là nước ủng hộ tăng trưởng bao trùm.
Theo ông Gabriel Lim, điều rõ ràng là khu vực Đông Nam Á, cùng với các khu vực khác của thế giới, phải suy tính về cách thức khôi phục tăng trưởng theo một cách thức khác, vừa bằng cách tận dụng những lĩnh vực tăng trưởng mới như nền kinh tế số vừa đảm bảo rằng bất kỳ sự phục hồi nào cũng lâu dài và bền vững.
Hiện các nước đang trao đổi về khuôn khổ cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới, dữ liệu cá nhân và khuôn khổ bảo vệ. Ví dụ, năm 2020, Singapore đã ký các hiệp định đối tác kinh tế số với Australia, New Zealand và Chile.
Theo ông Hung thuộc Standard Chartered, nhìn xa hơn các hệ sinh thái số, sự hài hòa của các khuôn khổ chính sách có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác, bao gồm các chính sách về COVID-19, tiêm chủng và những dàn xếp về đi lại.
Ông cho rằng với việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy, có rất nhiều việc cần làm để khắc phục những khó khăn này, cho dù thông qua các hiệp định thương mại hay hợp tác, hoặc thông qua việc thực sự tìm cách phát triển một khuôn khổ tốt hơn trong nội khối, để ASEAN vừa là nơi khởi đầu của xuất khẩu vừa là thị trường đích./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động đàm phán FTA ASEAN – Canada
12:00' - 17/11/2021
Một trong những nội dung các Bộ trưởng đã thống nhất là khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Canada- sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế trong năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Brunei.
-
DN cần biết
ASEAN: Lĩnh vực Fintech đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ
07:52' - 11/11/2021
Các nguồn tài trợ cho những công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) trong ASEAN đã tăng hơn gấp 3 lần trong giai đoạn tháng 1-9/2021 so với con số cả năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP26: EU hỗ trợ phục hồi kinh tế xanh tại ASEAN
13:20' - 03/11/2021
Theo Tổng vụ trưởng phụ trách các mối quan hệ đối tác quốc tế thuộc Ủy ban châu Âu, Quỹ tài chính xúc tác xanh ASEAN sẽ nhận được khoản đóng góp 50 triệu euro của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Các nước ASEAN trước sức ép nâng lãi suất khi giá nhiên liệu tăng vọt
05:30' - 31/10/2021
Theo Trung tâm nghiên cứu tổng hợp Nhật Bản (JIRRI), giá nhiên liệu tăng cao sẽ gây ra tình trạng giá đồng nội tệ giảm và lạm phát gia tăng tại các nước thành viên ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.