ASEAN: Lĩnh vực Fintech đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ
Ngày 10/11/2021, ngân hàng UOB, công ty kế toán PwC Singapore và Hiệp hội Fintech Singapore (SFA) đã công bố báo cáo Công nghệ Tài chính trong ASEAN 2021.
Báo cáo cho thấy các nguồn tài trợ cho những công ty khởi nghiệp (start-up) về công nghệ tài chính (fintech) trong khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ USD trong giai đoạn tháng 1-9/2021, so với con số khoảng 1,1 tỷ USD cả năm 2020.
Báo cáo cho biết có 167 thỏa thuận, trong đó gồm 13 vòng gọi vốn giá trị lớn (vòng gọi vốn trên 100 triệu USD), đã chiếm khoảng 2 tỷ USD, tương đương 57,1% tổng các nguồn đầu tư.
Các công ty start-up fintech đang trong giai đoạn gọi vốn cuối cùng (vòng gọi vốn Series C) trở lên đã nhận được sự quan tâm nhất của nhà đầu tư, với việc chiếm 10 trong số 13 vòng gọi vốn lớn nói trên. Điều này cho thấy một cách tiếp cận thận trọng hơn và tránh rủi ro của các nhà đầu tư để hỗ trợ các công ty start-up có cơ hội cao hơn để phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19. Lĩnh vực thanh toán ghi nhận nguồn đầu tư lớn nhất do việc áp dụng các hình thức thanh toán kỹ thuật số gia tăng đột biến trong khu vực ASEAN, cùng với việc các nhà đầu tư đặt thêm niềm tin vào lĩnh vực này. Lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 244% trong năm 2021, đạt con số 1,9 tỷ USD, tăng mạnh từ mức 562 triệu USD trong năm 2020. Lĩnh vực công nghệ đầu tư và công ty về tiền điện tử lần lượt đứng thứ hai và thứ ba trong số các lĩnh vực nhận được nhiều nguồn đầu tư nhất. Các công ty về công nghệ đầu tư đã nhận được nguồn vốn cao kỷ lục là 457 triệu USD trong năm nay, tăng gấp gần 6 lần so với con số 77 triệu USD năm ngoái.Theo một cuộc khảo sát do UOB, PwC và SFA tiến hành vào tháng 9/2021 với hơn 3.000 người đến từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thì cứ 10 người tiêu dùng ASEAN sẽ có 6 người sử dụng các công cụ kỹ thuật số như tư vấn tự động hoặc các nền tảng môi giới trực tuyến để tiến hành đầu tư.
Trong khi đó, các công ty về tiền điện tử đã nhận được 356 triệu USD đầu tư trong năm nay, tăng hơn 5 lần so với con số 68 triệu USD năm 2020. Cuộc khảo sát của UOB, PwC và SFA nói trên cũng cho thấy rằng 9 trong số 10 người tiêu dùng ASEAN đã bắt đầu hoặc có kế hoạch sử dụng các đồng tiền điện tử và các đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương. Thị phần các công ty về tiền điện tử trong khu vực trong lĩnh vực fintech được dự báo sẽ tăng trưởng hơn nữa. Trái ngược lại, báo cáo cũng cho thấy đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua lĩnh vực cho vay thay thế - các khoản cho vay không phải do các định chế tài chính truyền thống thực hiện - đã bị đẩy ra ngoài ba vị trí nhận được nhiều nguồn đầu tư nhất. Nguyên nhân được cho là do người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vực đầu tư kỹ thuật số và tiền điện tử. Trong số các nước ASEAN, Singapore tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu với việc các công ty Singapore đã nhận được tổng cộng 1,6 tỷ USD nguồn đầu tư và chiếm gần một nửa trong số 167 thỏa thuận. Indonesia đứng thứ hai, với 904 triệu USD nhận được. Đứng thứ ba là Việt Nam, với việc các công ty start-up đã nhận được 375 triệu USD và có hai vòng gọi vốn lớn. Tổng cộng đã có 107 công ty fintech mới được thành lập trong năm nay, năm 2020 là 278 và năm 2019 là 411 công ty./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Các công ty fintech Đông Nam Á đang huy động lượng vốn khổng lồ
08:40' - 28/08/2021
Các công ty công nghệ tài chính (fintech) và thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang huy động lượng vốn khổng lồ khi các nhà đầu tư toàn cầu đặt cược vào những công ty công nghệ hậu đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Fintech - "cứu cánh" cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia thời COVID-19
05:30' - 12/11/2020
Dịch vụ tài chính công nghệ (Fintech) có thể sẽ phát huy hiệu quả vai trò quan trọng của mình để cứu giúp các SME của Indonesia “sống sót” sau giai đoạn đại dịch này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore và Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng nguồn nhân tài fintech
17:04' - 08/09/2020
Theo Giám đốc fintech của Cơ quan tiền tệ Singapore, khi fintech toàn cầu bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, điều quan trọng là phải thiết lập một lực lượng lao động chuyên nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Trung tâm nghiên cứu vi điện tử đầu tiên sắp hình thành tại Bình Dương
19:27' - 18/04/2025
Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (Cộng hòa Liên bang Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra triển lãm chuyên ngành thực phẩm, đồ uống
16:29' - 18/04/2025
Vietfood & Beverage - Propack 2025 với sự góp mặt của 1.000 doanh nghiệp từ hơn 20 quốc gia, trưng bày tại 1.400 gian hàng tạo nên một sự kiện thương mại đẳng cấp.
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.