Điều kiện kinh doanh đang là rào cản pháp luật đối với doanh nghiệp
Đây là nhận định của hầu hết các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Điều kiện kinh doanh 2017 do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức chiều ngày 15/6, tại Hà Nội.
Theo CIEM, từ năm 2000 – 2003, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã tập hợp và quyết định bãi bỏ 160 giấy phép kinh doanh các loại không còn cần thiết, không hợp lý. Tuy nhiên, cải cách này đã không được duy trì.
Theo đó, từ năm 2003 đến trước khi ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014, không có thêm cải cách nào được thực hiện thành công với điều kiện kinh doanh. Và trong năm 2015 cải cách này mới chỉ thực hiện ở nội dung hạn chế và còn tùy tiện ban hành điều kiện kinh doanh bởi các Bộ, ngành, địa phương.
CIEM cho biết, cả nước có khoảng 3.407 điều kiện kinh doanh trực thuộc đủ mọi ngành nghề. Trong đó một số ngành có số điều kiện kinh doanh nhiều nhất như Công Thương với 400 điều kiện, y tế 327 điều kiện. Các điều kiện kinh doanh này giống như giấy phép con nằm trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện. CIEM cho biết, cả nước có 234 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đây là ngành nghề “cha, mẹ”; mỗi ngành nghề lại có ngành nghề con với các điều kiện kinh doanh kèm theo. Ví dụ, ngành nghề mẹ là kinh doanh vận tải, ngành nghề con gồm vận tải taxi, hàng hóa, xe buýt… Tổng số ngành nghề con lên tới 600 ngành nghề. Trong đó, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, vận tải kho bãi, phát thanh truyền hình, giáo dục đào tạo có nhiều điều kiện kinh doanh con nhất. Cả nước có khoảng 300 văn bản quy pháp luật liên quan đến các ngành nghề có điều kiện. Đánh giá về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho rằng, bộ máy quản lý có quá nhiều người sản xuất giấy phép và giấy phép ngày càng tinh vi. Họ là người có lợi ích trực tiếp, rõ ràng. Trong khi nhóm người kiểm soát giấy phép rất ít và không có lợi ích đi kèm nên rất khó tìm ra các điều kiện kinh doanh chưa hợp lý. “Sự phức tạp này làm cho nền kinh tế chịu thiệt hại. Chúng ta cần tìm ra giải pháp cụ thể để kiểm soát việc đẻ ra quá nhiều giấy phép con, chứ làm theo cách kêu gọi sự tự giác của cán bộ sản xuất giấy phép gần như không hiệu quả”, ông Cung cho biết. Hiện việc rà soát và sửa đổi các quy định pháp luật là một nhiệm vụ rất quan trọng. Tuy nhiên, việc sửa đổi này cần phải được thực hiện để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế đề xuất, cần thành lập một cơ quan độc lập để cắt xén mạnh mẽ các quy định tạo ra rủi ro, gia tăng chi phí, hạn chế cạnh tranh tác động không cân xứng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chỉ giới hạn quy định về điều kiện kinh doanh mà tất cả quy định pháp luật…/.- Từ khóa :
- điều kiện kinh doanh
- kinh doanh
- luật doanh nghiệp
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều điều kiện kinh doanh vô lý cần được loại bỏ
16:40' - 03/06/2017
Điều kiện đầu tư kinh doanh là một trong những giải pháp quản lý doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước, đây cũng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới việc tham gia thị trường của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện kinh doanh nào phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp?
15:57' - 31/05/2017
Các điều kiện kinh doanh cần được ban hành từ cấp Nghị định trở lên. Tiêu chí của các điều kiện kinh doanh khi ban hành cần đảm bảo tính thống nhất, minh bạch...
-
Kinh tế Việt Nam
Mức xử phạt vi phạm về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
17:42' - 29/05/2017
Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng...
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ