Điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
Bộ Y tế đang soạn thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) nhằm quản lý hiệu quả sản phẩm này.
Bộ Y tế cho biết, thực phẩm chức năng là một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Số sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường tăng nhanh theo từng năm.Năm 2014 có 1062 sản phẩm mới đăng ký, năm 2015 có 10493 sản phẩm mới đăng ký, từ đầu năm đến 30/9/2016 có 8008 sản phẩm mới đăng ký trong đó có 4855 sản phẩm sản xuất trong nước (chiếm 60,6%) và 3153 sản phẩm nhập khẩu (chiếm 39,4%).
Nếu như cách đây 10 năm, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm thực phẩm chức năng thì tính đến năm 2016, cả nước đã có gần 4000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thực phẩm chức năng, trong đó có 837 cơ sở sản xuất trong nước với hơn 20.000 sản phẩm đã được công bố.Các sản phẩm cũng hết sức đa dạng, thành phần cấu tạo hết sức phức tạp. 60 - 65% thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu. Số người sử dụng thực phẩm chức năng hiện nay tại thành phố Hà Nội là khoảng 63% người trưởng thành, tại TP. Hồ Chí Minh là khoảng 43% người trưởng thành.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả (giả về chất lượng, giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc xuất xứ) đang diễn biến phức tạp.Năm 2015 các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, điển hình như vụ thu giữ 20 tấn thực phẩm chức năng giả, có nhiều thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố tại thành phố Hà Nội và thu giữ 12 tấn thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại TP. Hồ Chí Minh.
Phần lớn các hàng giả, kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; sản xuất thực phẩm chức năng không đảm bảo vệ sinhTrong 10 tháng đầu năm 2016, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thực hiện thanh tra, phát hiện vi phạm và xử lý 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng với tổng số tiền phạt là 5,4 tỷ đồng.Trong đó xử lý 52 cơ sở vi phạm về quảng cáo (chiếm 59,1%) với tổng số tiền là 1,02 tỷ. Các cơ sở khác có các hành vi vi phạm như kiểm nghiệm định kỳ, chất lượng sản phẩm, công bố, ghi nhãn, sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả với tổng số tiền 4,4 tỷ đồng, thu hồi 12 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, tạm dừng lưu thông 18 cơ sở vi phạm.
Chính vì thế, theo Bộ Y tế, việc xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe là cần thiết.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đã có 8 đơn vị kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi
16:59' - 29/03/2017
Các đơn vị này đã thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ rà soát cấp chứng nhận kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu
21:33' - 23/11/2016
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ cần rà soát lại việc cấp chứng nhận kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Khu thương mại tự do - Cơ hội và giải pháp hiện thực hóa
19:15' - 01/12/2024
Ngày 1/12, tại Khu du lịch Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo chuyên đề "Khu thương mại tự do - Cơ hội và giải pháp hiện thực hóa".
-
DN cần biết
Mỹ áp thuế đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời của 4 nước
14:10' - 30/11/2024
Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra một loạt mức thuế sơ bộ đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời từ 4 quốc gia, trong đó có Malaysia và Thái Lan. Quyết định cuối cùng dự kiến được công bố ngày 18/4/2025.
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.