Định hướng rõ khi chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả
Dự án chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua đã bộc lộ nhiều yếu kém khiến hàng chục nghìn ha cao su không phát huy hiệu quả.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang trình Chính phủ kế hoạch xin chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả sang trồng các loại cây công nghiệp hoặc cây ăn trái.
Chính phủ đã đồng ý cho phép chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả này theo kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Tuy nhiên, việc điều tiết không cho doanh nghiệp chuyển đổi ồ ạt diện tích cũng như loại cây trồng vẫn cần cân nhắc tại thời điểm này.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2008 đến 2011, Gia Lai phê duyệt 44 dự án cho 16 đơn vị trồng cao su trên đất quy hoạch lâm nghiệp với tổng diện tích hơn 32.000 ha.Sau khi trồng, hàng nghìn ha cao su đã chết hoặc kém hiệu quả gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
Kết quả cho thấy, mặc dù đã thực hiện chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nhưng do trồng trên đất rừng khộp, cây cao su không thể phát triển.Gia Lai có 22 dự án của 7 đơn vị với diện tích cao su bị chết hơn 12.000 ha, chiếm gần 50% diện tích cao su đã gieo trồng trên đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
Đặc biệt, có những đơn vị bị chết, kém hiệu quả trên 100% diện tích cao su đã gieo trồng như: Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức (2.164 ha), Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê (2.176 ha).
Trên cơ sở này, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã kiến nghị Chính phủ cho chuyển đổi hơn 10.000 ha diện tích cao su chết, kém hiệu quả này sang trồng các loại cây công nghiệp, nông nghiệp khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, việc chuyển đổi cần đảm bảo phù hợp chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ theo Công văn số 1927/TTg-KTN và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Đồng thời, phải có kế hoạch thực hiện cụ thể, báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm mục tiêu vừa nâng cao giá trị sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất lâm nghiệp phát triển rừng.
Tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nêu trên và đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng trình Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đồng ý chủ trương theo đề nghị của tỉnh Gia Lai, cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi hơn 120.000 diện tích cao su kém hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp hoặc cây nông nghiệp.Tuy nhiên, phải đáp ứng các yêu cầu: diện tích chuyển đổi phải nằm trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai.
Do trước đây cao su được trồng trên đất có rừng, chủ đầu tư phải thực hiện trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định.Bởi vậy, từng dự án phải được phê duyệt trước khi trồng thử nghiệm, sau khi thành công mới được nhân rộng diện tích, tránh tình trạng phát triển ồ ạt, không có đầu ra ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế địa phương.
Hiện nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đã tự ý chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, một số loại cây công nghiệp, phớt lờ chủ trương Chính phủ đưa ra.
Đơn cử như Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, trên diện tích đất dự án trồng cao su kém hiệu quả tại xã Ia Blư, huyện Chư Pưh đã tự ý cho thuê đất, thậm chí còn cho máy múc của Công ty đào xới đất lâm nghiệp thuê cho thương lái trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
Cũng tại địa phương này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã thực hiện trồng hàng trăm ha cây ăn trái các loại như mít, xoài trên diện tích cao su kém hiệu quả.
Thời điểm Phóng viên TTXVN vào thực địa thì được biết các loại cây trồng này đã được trồng cách đây khoảng 2-3 năm. Trong khi đó, chủ trương cho trồng thử nghiệm của chính phủ mới có hiệu lực từ cuối năm 2018.
Ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng sản xuất vật tư, Công ty Kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Quang Đức cho biết, ngay sau khi nhận được chủ trương của Chính phủ cho phép chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả, Công ty đã trình phương án chuyển đổi hơn 2.100 ha sang trồng mía và sắn.Vì đây là hai loại cây ngắn ngày, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của khu vực này có thể giúp Công ty xoay vòng vốn trong tình hình khó khăn hiện nay.
Điều này đồng nghĩa với việc Công ty phải trồng rừng thay thế hoặc nộp số tiền trồng rừng thay thế là 140 tỷ đồng, tương đương với diện tích trồng mì, sắn như chủ trương Chính phủ đưa ra.
Về vấn đề này, ông Huỳnh Thành - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai chia sẻ, khoảng năm 2008, đoàn giám sát của tỉnh đã theo sát việc thực hiện chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cây cao su và cảnh báo về hiệu quả.Tuy nhiên, sau đó dự án lớn này vẫn được địa phương và các bộ ngành thông qua cho chuyển đổi.
Dự án thất bại sau 2-3 năm, tức khoảng năm 2010-2011. Tại thời điểm đó, nhiều Ban quản lý rừng phòng hộ đã bán gỗ cho doanh nghiệp và đến nay vẫn chưa thu được tiền bán gỗ với số tiền doanh nghiệp nợ hàng chục tỷ đồng.Cuối năm 2018, nhiều cán bộ lâm nghiệp tại các Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Gia Lai bị kỷ luật vì không đòi được nợ doanh nghiệp sau khi bán gỗ từ năm 2008.
Ông Huỳnh Thành cho rằng, Gia Lai cần trả lại diện tích rừng vốn có, phủ xanh lại diện tích đất rừng, không nên đánh đổi lợi ích kinh tế trước mắt, làm ảnh hưởng đến môi trường.Tại Phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Đại hội đồng quỹ môi trường toàn cầu diễn ra tại Đà Nẵng ngày 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiên quyết không nên đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.
Do đó, để hạn chế sai lầm, trước mắt tỉnh nên cho doanh nghiệp chuyển đổi diện tích nhỏ tại những nơi đã được kiểm định về nguồn nước, đất phù hợp phát triển nông nghiệp. Diện tích còn lại nên ưu tiên việc tái sinh rừng, cân bằng môi trường sinh thái.
Năm 20018, các doanh nghiệp lại tiếp tục xin Chính phủ chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả này sang trồng cây công nghiệp, nông nghiệp.Vậy, nếu làm ồ ạt, mất kiểm soát, nguy cơ tiếp nhận “quả đắng” như lần chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cao su từ 10 năm trước lại tái diễn.
Cần có hướng chuyển đổi để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải có sự định hướng rõ ràng, đồng bộ từ các cơ quan ban ngành để tránh tình trạng theo lối mòn cũ ảnh hưởng đến môi trường, tình hình phát triển kinh tế chung của địa phương./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Gỗ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ Việt Nam
14:11' - 27/09/2018
Năm 2017, ngành chế biến gỗ của Việt Nam sử dụng 5,12 triệu m3 gỗ cao su nguyên liệu. Gỗ và các mặt hàng làm từ gỗ cao su đem lại kim ngạch 1,7-1,8 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Cao su Đồng Nai đặt mục tiêu doanh thu 1.280 tỷ đồng
08:57' - 15/09/2018
Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vừa công bố Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2018.
-
Doanh nghiệp
Cao su Phú Riềng xuất khẩu sang 42 quốc gia và vùng lãnh thổ
15:48' - 06/09/2018
Ngày 6/9, đánh dấu 40 năm hình thành và phát triển Công ty Trách nhiệm hữu hạn- Một thành viên cao su Phú Riềng tại tỉnh Bình Phước, là đơn vị xứng danh “ Phú Riềng đỏ” anh hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm thế nào để ngành cao su Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội thị trường?
17:09' - 14/06/2018
Để tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường sau Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp ngành cao su Việt Nam phải có chiến lược phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Ít nhất 8 người thiệt mạng ở Kentucky do lũ lụt
09:05'
Ít nhất 8 người đã thiệt mạng khi lũ lụt do bão gây ra trên khắp bang Kentucky ở miền Trung Tây nước Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Hơn 400 triệu lượt hành khách đi tàu trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán
08:54'
Ngành đường sắt Trung Quốc đã vận chuyển hơn 413 triệu lượt hành khách từ đầu đợt “Xuân vận” năm 2025 đến ngày 14/2.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Ghi nhận ít nhất 18 người thiệt mạng
08:54'
Ngày 16/2, quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp xảy ra một ngày trước tại ga xe lửa New Delhi đã tăng lên 18 người, bao gồm 10 phụ nữ, 4 đàn ông và 4 trẻ em.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 17/2/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/2, sáng mai 18/2 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngư dân Bình Định trúng đậm ruốc biển đầu năm mới
21:08' - 16/02/2025
Trong chuyến vươn khơi đầu năm mới, nhiều tàu cá của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã trúng đậm “lộc biển” với những mẻ lưới đầy ắp ruốc.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 17/2. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 17/2/2025. XSMB thứ Hai ngày 17/2
19:30' - 16/02/2025
Bnews. XSMB 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 17/2. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 17/2. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 17/2/2025. XSMT thứ Hai ngày 17/2
19:30' - 16/02/2025
Bnews. XSMT 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSMT thứ Hai. Trực tiếp KQXSMT ngày 17/2. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 17/2. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 17/2/2025. XSMN thứ Hai ngày 17/2
19:30' - 16/02/2025
Bnews. XSMN 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSMN thứ Hai. Trực tiếp KQXSMN ngày 17/2. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
EVNNPT thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)
19:04' - 16/02/2025
Vào lúc 11h12 phút ngày 16/2/2025, đã xảy ra sự cố tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).