Doanh nghiệp "3 tại chỗ" mong có thêm trợ lực
Trước diễn biến rất phức tạp của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, cộng đồng doanh nghiệp tại nhiều địa phương phía Nam đang nỗ lực tìm nhiều giải pháp có thể trụ được qua giai đoạn khó khăn, nhất là các doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ"; đồng thời, đề xuất Chính phủ, các cơ quan chức năng tạo thêm trợ lực để từng bước vượt khó.
* Chiến lược để đảm bảo sản xuất
Theo khảo sát sơ bộ của Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) với 100 doanh nghiệp hội viên, hiện có 29 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động và 71 doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn, nghỉ tại cùng một địa điểm); trong đó, có 8 doanh nghiệp đã xuất hiện ca F0 trong nhà máy. Trước thực trạng này, việc có chiến lược tổ chức sản xuất an toàn với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc sản xuất Công ty cổ phần gỗ Minh Dương cho biết, doanh nghiệp có khoảng 1.500 công nhân. Khi tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, lúc đầu chỉ có chưa tới 10% công nhân đồng ý, sau tuyên truyền mới có khoảng từ 40-50% công nhân đồng ý.Trước tình thế đó, doanh nghiệp phải có chiến lược, ưu tiên chọn khách hàng có đơn hàng cần phải thực hiện trước và những nhà cung ứng cho khách hàng đó để chủ động tổ chức phương án sản xuất hợp lý.
Giám đốc Công ty tư vấn Hạnh Gia, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sản xuất tinh gọn ngành gỗ tỉnh Bình Dương (LSS), Ủy viên Ban chấp hành BIFA, ông Lê Phước Vân chia sẻ, duy trì sản xuất trong giai đoạn này không đơn giản.Đặc biệt trong những ngày đầu thực hiện “3 tại chỗ” doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương. Vì có những trường hợp ủ bệnh chưa phát hiện được ngay qua xét nghiệm nhanh.
Do đó, mỗi doanh nghiệp phải tập trung nâng cao nguồn lực để kiểm soát các nguy cơ; tổ chức diễn tập ngay trường hợp phát hiện có F0 trong doanh nghiệp để chủ động ứng phó, trấn an tinh thần công nhân kịp thời.
Tại Cà Mau, đại diện Công ty cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cà Mau cho biết, vừa qua, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Cà Mau đã đến kiểm tra và ghi nhận những nỗ lực của doanh nghiệp để đảm bảo duy trì sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” (ăn, ở và sản xuất tại 2 địa điểm nhưng tổ chức đưa đón công nhân trên 1 cung đường).Công ty có gần 1.500 công nhân, cũng đã phải tổ chức nơi ăn, ở tại chỗ cho số công nhân thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”, còn lại được công ty thuê khách sạn để làm chỗ ở theo phương án “1 cung đường 2 điểm đến”.
Giờ ăn của các công nhân được bố trí theo phương án giãn cách, không tập trung nhiều người cùng một thời điểm để đảm bảo yêu cầu phòng dịch.
* Đề xuất nhiều vấn đề thiết yếu
Nỗ lực vượt qua giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, đại diện các doanh nghiệp đã và đang có những đề xuất, kiến nghị gửi Chính phủ, các đơn vị chức năng mong muốn có thêm giải pháp, sức mạnh để duy trì sản xuất. Nêu tình huống cụ thể nếu trong trường hợp tại doanh nghiệp xuất hiện ca F0, liên lạc chính quyền không được do quá tải xử lý, doanh nghiệp phải làm gì, ông Lê Phước Vân kiến nghị, các cơ quan chức năng cần có sự phân công rõ hơn.Ví dụ, một cơ quan chỉ công bố 2 điện thoại mà mấy chục nghìn doanh nghiệp điện thoại thì rất khó.
Vì thế, nên phân ra công ty này sẽ liên lạc theo số điện thoại nào và tên cá nhân nào thật rõ ràng để việc liên hệ khi cần thiết được tiếp nhận và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, ông Vân cho rằng, tính tự chủ của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, Nhà nước, cơ quan quản lý thời điểm này cũng rất áp lực, nên cần khuyến khích sự tự chủ của doanh nghiệp, có hành lang pháp lý bảo vệ, để xã hội vận hành trơn tru.
Tại văn bản do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính) vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ, đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong bối cảnh đại dịch cũng nêu rõ: Tại các tỉnh phía Nam, số doanh nghiệp nỗ lực áp dụng “3 tại chỗ” là không ít, vì đây là những khu công nghiệp trọng điểm, có vai trò rất lớn với các chuỗi sản xuất - xuất khẩu.Tuy nhiên, thông tin nhanh từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng (như: Dệt May Việt Nam, Điện tử Việt Nam, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chế biến Gỗ & Mỹ nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương,...) trong những ngày qua cho thấy, đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình “3 tại chỗ” ở một số nhà máy với các ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày.
Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng đã quá tải, hiện khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn.
Trong bối cảnh đó, chính quyền cấp tỉnh, huyện và ngay cả Ban Quản lý khu công nghiệp ở một số địa phương phía Nam đã ban hành các văn bản yêu cầu doanh nghiệp tăng cường xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên.Nhưng, lại không làm rõ các kịch bản y tế liên quan nên doanh nghiệp càng thêm áp lực, vì chi phí xét nghiệm quá lớn mà không đánh giá được cụ thể là hiệu quả bảo vệ sản xuất so với lựa chọn khác ra sao.
Do đó, việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” nên tính toán thực hiện ở các địa phương mà tình hình dịch bệnh vẫn ở diện “kiểm soát được”.Bên cạnh đó, đi kèm với việc thực hiện “3 tại chỗ”, một quy trình phối hợp công - tư chặt chẽ và một quy trình giám sát nghiêm túc trong quá trình triển khai để phát hiện và ứng phó sớm với mọi vấn đề phát sinh là hết sức cần thiết.
Điều này giúp địa phương tính toán được nhu cầu y tế và các điều kiện cần thiết khác duy trì cho chống dịch; đồng thời giúp doanh nghiệp có thế yên tâm vận hành công việc.
Ngoài ra, mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cũng đã kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành nhiều nội dung cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.Trong đó, VITAS chưa rõ đối với doanh nghiệp bố trí phương án sản xuất “3 tại chỗ”, nhưng từ 60 - 70% người lao động không đồng ý ở lại công ty do sợ bị lây lan, thì số lao động này có được hưởng trợ cấp của Nhà nước theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 hay không.
VITAS đề xuất đưa số lao động này vào đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Vì nếu áp dụng theo quy định (không được trả lương ngừng việc), người lao động sẽ gặp khó khăn, trong khi dịch bệnh đang lây lan nguy hiểm, tâm lý lo lắng của người lao động là có thể hiểu được.Trường hợp nếu doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc thì thực sự có những doanh nghiệp không thể đủ khả năng chi trả.
Đó là chưa kể, hiện nay, nhiều doanh nghiệp nằm trong vùng bị phong tỏa, cách ly phải cho người lao động nghỉ việc, giãn việc. Khi doanh nghiệp mở cửa trở lại thì áp lực giao hàng rât lớn, phải bố trí làm ngoài giờ. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động quy định thời giờ làm thêm “không được phép quá 40 giờ trong 1 tháng”. Vì vậy, VITAS đề xuất cho phép doanh nghiệp, sau thời gian phong tỏa được bố trí thời gian làm thêm quá quy định nêu trên để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. Doanh nghiệp vẫn sẽ bù trừ các tháng để đảm bảo không quá 300 giờ/năm theo quy định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Gần 17.000 ca bệnh, Bình Dương gấp rút ứng phó
21:28' - 01/08/2021
Chiều 1/8, UBND tỉnh Bình Dương có văn bản hỏa tốc chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương cho phép F1 qua test nhanh âm tính, F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà
19:15' - 01/08/2021
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi quyết định thống nhất theo đề xuất của các ngành chuyên môn cho phép trường hợp F1 qua test nhanh có kết quả âm tính và F0 không triệu chứng cách ly tại nhà.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 30/7, thêm 8.649 ca mắc mới COVID -19, Bình Dương 1920 ca, Hà Nội 144 ca
19:00' - 30/07/2021
Theo bản tin Bộ Y tế, tính từ 6h đến 19h ngày 30/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.657 ca mắc mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.