Doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện năng suất lao động?
Để nền kinh tế có thể phát triển nhanh hơn và mang tính cạnh tranh cao hơn, trách nhiệm không chỉ thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước hay chính quyền địa phương các cấp, mà còn phụ thuộc lớn vào nội lực của chính cộng đồng doanh nghiệp.
Những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia kinh tế, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcTheo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thủ tướng Chính phủ đã nêu mục tiêu cải cách thể chế của Chính phủ là bắt kịp những chuẩn mực tiên tiến của các nước ASEAN, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)…, doanh nghiệp cũng phải theo gương Chính phủ hướng tới các mục tiêu này trong quản trị năng lực của chính mình. Hiện nay, thách thức phát triển quan trọng nhất là năng lực của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế để cải thiện năng suất và mở rộng quy mô nhằm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việt Nam hiện xếp thứ hạng thấp nhất về quản trị doanh nghiệp trong số 6 nước trong khu vực ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.Vì vậy, quốc tế hóa doanh nghiệp tư nhân, nâng cấp chất lượng quản trị của khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam là một hướng đi cấp thiết để doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ đó, sẽ giúp Việt Nam có thể thoát ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình”.
Cùng đó là tăng năng suất lao động bằng cách đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp và đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ sản xuất là con đường duy nhất, cần phải tiến tới lúc này.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, năng suất lao động Việt Nam không đồng ý với việc người Việt Nam kém. Tuy nhiên, năng suất lao động quốc gia lại liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế và GDP.Vì lẽ đó, để tăng năng suất lao động, mục tiêu chính là phải tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất nội ngành. Cụ thể, là tập trung cải thiện chất lượng lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện môi trường kinh doanh và hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời, gia tăng ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bà Asya Akhlaque, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Nhóm Ngân hàng Thế giới bày tỏ, đổi mới sáng tạo chính là nhằm tăng năng suất và tính cạnh tranh của Việt Nam; trong đó, vai trò trọng tâm chính là các doanh nghiệp; đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Để giúp tăng năng suất lao động, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư nâng cao trình độ công nghệ; cải thiện chất lượng và kỹ năng tay nghề của đội ngũ nhân công lao động. Các cơ sở giáo dục đại học, khu vực nghiên cứu và dịch vụ phát triển kinh doanh cũng đóng vai trò then chốt, là nguồn cung lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp. * Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất Là đơn vị sử dụng nhiều khá nhiều lao động, công việc khai thác nặng nhọc, ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) chia sẻ, TKV đã nghiên cứu và có nhiều giải pháp để nâng cao sản lượng, giảm sức lao động công nhân, tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản xuất than. Theo đó, TKV chú trọng nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, phát triển công nghệ than sạch để từ đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn. TKV đã đề ra định hướng nghiên cứu khoa học tập trung vào 6 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm là cơ giới hóa và hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản; thiết kế, chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện; phát triển công nghệ tuyển, chế biến sâu than - khoáng sản; nghiên cứu về an toàn, môi trường, điều kiện tự nhiên, vật liệu và hóa chất; tin học hóa, tự động hóa sản xuất; phát triển và tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của Tập đoàn. Đồng thời, TKV định hướng tập trung cao vào các chương trình cơ giới hóa, tin học hóa và tự động hóa. Đảng ủy Tập đoàn cũng đã đề ra Nghị quyết về ứng dụng cơ giới hóa, tin học hóa và tự động hóa vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030; chương trình hành động về tập trung đẩy mạnh ứng dụng tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Ngoài ra, TKV tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng giữ vững và củng cố các ngành nghề sản xuất đã được khẳng định vị thế, tiến tới cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn, tiếp tục thoái vốn tại một số công ty con, công ty liên kết. Cùng đó, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất và quản lý nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, đảm bảo an toàn, giảm số lao động trong dây chuyền sản xuất. Cùng với tăng cường các biện pháp quản trị kinh doanh, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn cũng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều hành, đội ngũ chuyên gia kinh tế - kỹ thuật. Bên cạnh đó, TKV nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên; tăng cường các biện pháp quản lý để nâng cao hệ số thu hồi, giảm tổn thất than trong khai thác. Tập đoàn phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ tổn thất than trong khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dưới 20% sau năm 2020; tỷ lệ tổn thất than trong khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dưới 5% sau năm 2020. Theo ông Cao Huy Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), những năm gần đây, năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may đã tăng khoảng 50% so với trước, sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp dệt may hiện nay đã cải thiện nhiều về năng suất, chất lượng cũng như sự hài lòng của khách hàn.Tuy nhiên so với một số quốc gia dệt may hàng đầu trong khu vực và trên thế giới năng suất nói chung và năng suất lao động nói riêng vẫn còn khoảng cách. Năng suất lao động trong ngành dệt may của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% của Trung Quốc, bằng 70% của Philippines… nói chung còn thấp so với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân của thực trạng này, ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho rằng, người Việt Nam rất khéo tay, song thực tế chưa có các công cụ hỗ trợ để đẩy năng suất lên. Bởi, dù đã có máy móc khá hiện đại nhưng vẫn phải cần có tư duy về sắp xếp công việc, tư duy về phát triển phụ kiện hỗ trợ cho những thiết bị đó. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất tinh gọn dù đã được hầu hết doanh nghiệp dệt may áp dụng nhưng dường như doanh nghiệp vẫn thiếu những cái gọi là "bí quyết" để làm sao tăng năng suất hơn nữa. Thực tế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đang mày mò tìm cách rút ngắn thời gian, loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất. Hy vọng những năm tới, Việt Nam sẽ rút ngắn khoảng cách về năng suất lao động so với các nước. Đây cũng chính là cách nâng cao thu nhập cho người lao động và sức cạnh tranh cho sản phẩm. May là công đoạn mà ngành dệt may Việt Nam đang có lợi thế. Năng suất chất lượng sản phẩm may của một số đơn vị trong ngành có thể tương đương với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới xét trên góc độ cùng công nghệ sử dụng. Nhưng xét về tổng thể năng suất ngành may của Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá. Được đánh giá là khâu có lợi thế nhất trong chuỗi: sợi - dệt nhuộm - may - phân phối sản phẩm, năng suất các doanh nghiệp may của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, trên cơ sở đầu tư bổ sung thiết bị chuyên dùng và tự động hóa.Vì vậy, ông Thân Đức Việt cho rằng, các doanh nghiệp cần sắp xếp lại tổ chức, phân công nhiệm vụ, phát huy tính chủ động trong từng vị trí công tác; bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý; kiểm soát quá trình sản xuất.
Đặc biệt, đầu tư và cải tiến công nghệ; đầu tư mới hoặc hoàn thiện các phần mềm quản lý sẵn có (từ đơn hàng cho tới khi xuất xưởng bao gồm việc quản lý cả nguyên phụ liệu) và các phần mềm thiết kế sản phẩm như: Lectra, Gerber, Optitex.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bài học từ nâng cao năng suất lao động của Nhật Bản
12:35' - 16/08/2018
Gần 20 năm đã thay đổi hoàn toàn vị thế của Nhật Bản trên thế giới, đưa nước này thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao, là một quốc gia thịnh vượng.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng năng suất lao động - Động lực cho sự phát triển bền vững
10:19' - 15/08/2018
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền vững của hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp thứ 5: Mấu chốt để tăng năng suất lao động là cơ cấu lại nền kinh tế
18:04' - 11/06/2018
Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam
17:48' - 09/04/2025
Chiều 9/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) công bố chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay
12:28' - 09/04/2025
Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế nhập khẩu LNG giúp đa dạng nguồn khí cho sản xuất điện “xanh”
10:24' - 09/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Tuệ, Phó Tổng Giám đốc PV GAS xung quanh việc giảm thuế nhập khẩu LNG.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14' - 09/04/2025
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.