Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi theo yêu cầu xanh hoá của thị trường
Tại châu Âu, với kế hoạch nền kinh tế tuần hoàn - một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu, ngành dệt may Việt Nam là một trong bảy nhóm lĩnh vực chính chịu tác động. Các doanh nghiệp không đáp ứng được những tiêu chuẩn của kế hoạch nền kinh tế tuần hoàn sẽ khó thâm nhập được vào thị trường EU. Với việc các nhà nhập khẩu lớn tập trung vào các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) và tiêu chuẩn xanh hướng đến Net Zero (phát thải ròng bằng 0), điều này đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số, và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất xanh để duy trì sự cạnh tranh.
Để đáp yêu cầu khắt khe trên, doanh nghiệp dệt may cũng đang tích cực chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi của xu hướng tiêu dùng và yêu cầu xanh hóa của thị trường xuất khẩu. Việc ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và áp dụng các tiêu chuẩn xanh không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn là yếu tố quyết định để ngành đạt được sự phát triển bền vững và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Hiện các doanh nghiệp trong ngành dệt may đang dần chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững và kinh doanh tuần hoàn; trong đó, việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất và chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã áp dụng thành công các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến như Lean (sản xuất tinh gọn), TPM (quản lý và duy trì thiết bị, máy móc, và quy trình sản xuất trong môi trường công nghiệp), Kaizen (phương pháp cải tiến liên tục) và các công cụ quản lý hiện đại khác.
Những mô hình này giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và cải thiện hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao năng suất và sức cạnh tranh trên thị trường. Như tại các Công ty cổ phần May Việt Tiến, Tổng công ty May 10, Tổng công ty Đức Giang và nhiều doanh nghiệp khác đã áp dụng công cụ Lean vào sản xuất, mang lại những kết quả ấn tượng. Cụ thể, nhờ áp dụng Lean, Tổng công ty May 10 đã tăng năng suất lao động lên 52%, giảm tỷ lệ hàng lỗi, và giảm chi phí sản xuất từ 5-10% mỗi năm. Công ty đã và đang từng bước thực hiện công tác số hóa và chuyển đổi số sao cho vừa đáp ứng thời gian báo cáo theo quy định, vừa nâng cao công tác quản trị. Công tác số hóa, chuyển đổi số tiếp tục được nghiên cứu cải tiến đối với từng loại hình kinh doanh, đơn vị hoạt động, quy trình nghiệp vụ.Bên cạnh việc áp dụng các công cụ năng suất, các doanh nghiệp dệt may cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất. Việc đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, phần mềm quản lý, và phần mềm thiết kế sản phẩm như Lectra, Gerber và Optitex đã giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phía Công ty TNHH May mặc Dony cũng linh hoạt, thích ứng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hợp lý, giúp nâng cao năng suất lao động, có nhiều đơn hàng hơn. Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, công ty đã ứng dụng công nghệ máy móc nhiều hơn vào sản xuất; trước đó, việc sử dụng lên rập, thiết kế mẫu mã được làm bằng tay còn hiện nay sử dụng qua phần mềm, đây là việc dịch chuyển thấy hiệu quả rõ nhất. Đồng thời, máy móc có hiệu quả thấp sẽ được công ty đầu tư, thay thế. Có những công đoạn chỉ cần robot cơ khí thông thường có thể đem lại hiệu quả. Việc chuyển đổi này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí vật tư do tối ưu hơn như bộ phận sơ đồ vi tính, làm rập vi tính... giúp tiết kiệm thời gian một nửa. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, xanh hóa là xu hướng bắt buộc và là con đường phải đi đối với ngành dệt may. Việc áp dụng các tiêu chuẩn xanh và trách nhiệm xã hội không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững trên thị trường quốc tế. Để đối phó với những thách thức và nắm bắt cơ hội trong thời đại mới, ngành dệt may Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Theo ông Vũ Đức Giang, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, hướng đến kinh doanh tuần hoàn. Giai đoạn từ 2031-2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước, và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, kết hợp với đổi mới sáng tạo và áp dụng các tiêu chuẩn xanh, sẽ là chìa khóa giúp ngành dệt may Việt Nam duy trì sức cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023. Ông Vũ Đức Giang cho biết, nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng đơn hàng trong năm 2024 và năm 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm... nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, dù dự báo tình hình đơn hàng dệt may sẽ lạc quan trong năm 2025, nhưng ngành dệt may vẫn gặp nhiều thách thức khi ít cơ hội tiếp cận đơn hàng lớn, đơn giá không tăng, nhu cầu tiêu dùng chưa phục hồi... áp lực về những quy định mới với các tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe liên quan đến “xanh hoá” trong sản xuất, tự chủ nguồn nguyên liệu.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dệt may Việt Nam hướng đến mục tiêu 48 tỷ USD năm 2025
11:04' - 16/12/2024
Kết quả đạt được trong năm 2024 và những tín hiệu khá tích cực của thị trường là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn trong năm 2025 ở mức 47 - 48 tỷ USD.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Phát hành thành công trái phiếu AAA đầu tiên, đưa nước từ hồ Dầu Tiếng về Long An
19:09' - 17/12/2024
Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) công bố phát hành thành công lô trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt xếp hạng AAA.
-
Chuyển động DN
Vinataba đặt mục tiêu năm 2025 nộp ngân sách gần 16,1 nghìn tỷ đồng
19:05' - 17/12/2024
Vinataba đặt mục tiêu năm 2025 nộp ngân sách dự kiến đạt gần 16,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2024; Đối với Công ty mẹ - TCT nộp ngân sách dự kiến đạt 219 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2024.
-
Chuyển động DN
Hành trình về đích ấn tượng của Vinataba
16:43' - 17/12/2024
Xuất khẩu tăng trưởng hai con số, vượt mốc 300 triệu USD, nộp ngân sách đạt trên 15.500 tỷ đồng... là những kết quả về đích ấn tượng của Vinataba trong năm 2024.
-
Chuyển động DN
Phú Thọ và Yên Bái phối hợp cùng EVN triển khai đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
16:27' - 17/12/2024
Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương vừa có buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải về công tác chuẩn bị triển khai đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
-
Chuyển động DN
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng
12:00' - 17/12/2024
Kho bạc Nhà nước cho biết sẽ chủ động hoàn thiện các, quy trình nghiệp vụ và các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines giành giải thưởng “Ý tưởng bền vững” tại Human Act Prize 2024
10:17' - 16/12/2024
Vietnam Airlines vừa giành giải thưởng “Ý tưởng bền vững” tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án “Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững”.
-
Chuyển động DN
Hợp tác chiến lược giữa MobiFone và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam: Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục
23:05' - 15/12/2024
Sự kết hợp giữa Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam hứa hẹn mang lại những đột phá tích cực trong việc cung cấp nội dung giáo dục chất lượng...
-
Chuyển động DN
Khi các “đại gia” dầu mỏ tham gia cuộc đua năng lượng cho AI
17:23' - 15/12/2024
Hai "ông lớn" dầu mỏ Exxon Mobil và Chevron đang nhanh chóng gia nhập cuộc đua cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Chuyển động DN
Khởi công dự án cấp điện cho 13 thôn bản khó khăn huyện biên giới Nậm Pồ
15:57' - 15/12/2024
Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tại huyện Nậm Pồ là Dự án thành phần 3, thuộc Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia.