Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào lĩnh vực phụ tùng ô tô tại Việt Nam
Đây là cơ hội lớn để các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh phát triển chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất.
Trong đó, lĩnh vực phụ tùng ô tô đang được các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc rất quan tâm.
Thông tin này được ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đưa ra tại tọa đàm “Đối thoại chính sách lĩnh vực phụ tùng ô tô” do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại – Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) và Công ty cổ phần Quảng cáo & Hội chợ thương mại (Vinexad) tổ chức ngày 15/4 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 30 (Vietnam Expo).
Theo ông Vũ Bá Phú, lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô hiện nay đang là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam theo quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Đặc biệt, trong tháng 10/2018, Công ty VinFast thuộc Tập đoàn Vingroup đã đưa hai xe mẫu Sedan Lux A 2.0 và SUV Lux SA 2.0 tham gia triển lãm quốc tế Paris Motor Show, một trong những sự kiện ô tô lớn nhất toàn cầu và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng quốc tế, đánh dấu việc ghi tên Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp ô tô trên thế giới. Tại buổi toạ đàm Cục Công nghiệp và Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) đã cùng các địa phương, đơn vị tư vấn luật, đơn vị nghiên cứu thị trường ngành hàng, khu công nghiệp và nhất là gần 100 doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trao đổi về các chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam và việc hình thành chuỗi liên kết giá trị sản xuất bền vững trong lĩnh vực phụ tùng ô tô. Hiện tại, Việt Nam có 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe ô tô. Trao đổi xung quanh nội dung này, ông Phạm Tuấn Anh- Phó cục trưởng Cục Công nghiệp cho hay, một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Theo đó, tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%.Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng trên 200 nghìn xe/năm.
“Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải nhỏ đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 50%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 50% vượt chỉ tiêu so với quy hoạch)” ông Phạm Tuấn Anh chỉ rõ.
Phân tích rông hơn về ngành công nghiệp ô tô, ông Phạm Tuấn Anh chỉ ra, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Cùng với đó, ngành sản xuất ô tô cũng chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn khiến giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. “Đáng chú ý, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ thấp”- ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh. Để phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước để lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, theo các chuyên gia, thời gian tới, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào định hướng như phát triển lành mạnh thị trường ô tô thông qua việc tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước; trong đó khuyến khích sử dụng xe ô tô sản xuất trong nước. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng: Quan trọng hơn cả vẫn là duy trì và đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thông qua việc tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước với một số các sản phẩm ô tô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt.Hơn nữa, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cần có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngày càng lớn mạnh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Toyota mở rộng thị trường phụ tùng ô tô "xanh"
16:14' - 24/01/2021
Toyota Motor Corp và các công ty trong tập đoàn này đang nỗ lực phát triển phụ tùng ô tô chạy bằng pin nhiên liệu hydro và mở rộng thị trường.
-
Ô tô xe máy
Iran triển khai 175 dự án hỗ trợ nhà sản xuất phụ tùng ô tô trong nước
08:00' - 29/06/2020
Ngày 28/6, trang tin Eghtesad cho biết hãng chế tạo ô tô lớn của Iran Khodro (IKCO) vừa công bố 175 dự án với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp chế tạo phụ tùng ô tô trong nước.
-
Ô tô xe máy
Hàn Quốc sẽ thành lập quỹ 500 tỷ won cho các công ty phụ tùng ô tô
15:05' - 28/05/2020
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết Hàn Quốc sẽ thành lập quỹ bảo lãnh 500 tỷ won (405 triệu USD) để cung cấp các khoản vay cho các công ty phụ tùng ô tô bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Các doanh nghiệp phụ tùng ô tô Mexico đánh giá tích cực về USMCA
16:58' - 18/01/2020
Các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô của Mexico, dự báo sẽ có một năm kinh doanh thuận lợi sau khi Thượng viện Mỹ mới đây đã thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Mexico-Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.