Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Trung Quốc thiệt hại nặng vì chính sách “Zero COVID”
Doanh số bán ô tô của Hyundai Motor tại Trung Quốc trong tháng 5/2022 đã giảm 75,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ dó đối với Kia Motor là 57,4% trong cùng thời kỳ.
Nguyên nhân chính là do sản xuất của cả hai hãng đã bị giảm đáng kể do nguồn cung cấp các phụ tùng bị gián đoạn vì chính sách phong tỏa nghiêm ngặt phòng chống lây nhiễm dịch COVID-19 của Chính phủ Trung Quốc. Cùng với đó, xu hướng tiêu dùng hàng nội của người Trung Quốc đã tăng lên đáng kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bị đẩy cao.
Tình trạng khó khăn cũng tương tự đối với các doanh nhân và những người kinh doanh cá thể của Hàn Quốc trong nội địa Trung Quốc. Một kiều dân Hàn Quốc kinh doanh nhà hàng tại Thượng Hải cho biết doanh số bán hàng chính thức trong thời gian bị phong tỏa bằng 0.
Tình hình của các doanh nghiệp đang đầu tư tại Trung Quốc và có kinh doanh tại đây đang rất tồi tệ. Nhiều công ty cho rằng đã đến thời điểm xem xét lại hoạt động đầu tư ở Trung Quốc trong bối cảnh chính phủ nước này vẫn duy trì chính sách “Zero COVID”. Ngày 27/6, Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc chi nhánh Thượng Hải đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện với 177 công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Trung Quốc. Trong số các công ty trả lời cuộc khảo sát, 50 công ty thuộc ngành sản xuất (28,2%) và 127 (71,8%) thuộc nhóm ngành phi sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 88,1% công ty được hỏi trả lời rằng họ bị “thiệt hại” bởi chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc. 97,4% ý kiến cho rằng doanh số bán hàng trong nửa đầu năm nay (từ tháng 1-6) giảm so với cùng kỳ năm trước trong đó số công ty có doanh số giảm trên 50% lên tới 31,4%. Kỳ vọng về tình hình ở Trung Quốc sẽ được cải thiện cũng ở mức thấp. 95,5% số công ty được hỏi dự đoán rằng doanh số sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm tính đến hết tháng 12. Khảo sát cũng cho thấy một tỷ lệ lớn các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Trung Quốc đánh giá thị trường Trung Quốc chứa đựng nhiều yếu tố khó lường và không kỳ vọng vào sự cải thiện trong thời gian sớm. 55,3% các công ty được hỏi cho biết họ đang cân nhắc giảm hoặc tạm ngừng kinh doanh tại Trung Quốc trong tương lai trong khi một số tiếp tục chuyển sang nước thứ ba hoặc rút khỏi thị trường. Một quan chức từ cộng đồng người Hàn Quốc ở Thượng Hải cho biết: 60-70% người Hàn Quốc ở Thượng Hải là tự kinh doanh, 30-40% là những người làm việc cho các công ty lớn và giờ đây họ đang tìm cách để trở về Hàn Quốc. Thông tin cho biết không chỉ các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc. Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho biết trong tháng Tư, lợi nhuận gộp của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận lỗ tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. So với con số 7,4% doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thâm hụt trong cùng kỳ, mức thiệt hại của doanh nghiệp nước ngoài lớn gấp đôi./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc khẳng định duy trì chính sách "Zero COVID"
20:22' - 19/04/2022
Ngày 19/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo quốc gia này sẽ tiếp tục duy trì chính sách "Zero COVID" trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 cộng đồng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách “zero COVID-19” của Trung Quốc và đồng NDT mạnh đe dọa kinh tế Nhật Bản
16:04' - 02/04/2022
Đồng yen suy yếu so với đồng NDT làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nhật Bản, mặc dù nó hỗ trợ các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia lo ngại về chiến lược "Zero COVID" của Trung Quốc
21:03' - 09/11/2021
Các chuyên gia cảnh báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại khi nước này kiên quyết theo đuổi chiến lược "Zero COVID" với mục tiêu đưa số ca mắc trong cộng đồng về 0.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.