Giới chuyên gia lo ngại về chiến lược "Zero COVID" của Trung Quốc
Cụ thể, trả lời phỏng vấn CNBC, nhà kinh tế học Hao Zhou, chuyên gia phân tích các thị trường mới nổi của Commerzbank (Đức), nhận định nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách "Zero COVID" nhu cầu trong nước sẽ bị hạn chế.
Đồng thời, theo chuyên gia này, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ sớm thay đổi chiến lược trên nên trong vài quý tới hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục chậm lại.
Chiến lược "Zero COVID" đòi hỏi chính quyền phải nhanh chóng phong tỏa nghiêm ngặt khu vực bùng phát dịch kể cả là phát hiện một hay nhiều ca bệnh, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng, đóng cửa hoặc kiểm soát chặt chẽ các đường biên giới, cùng với đó là phải triển khai các hệ thống truy dấu tiếp xúc và cách ly bắt buộc. Mà những biện pháp này cuối cùng đều tác động tới các hoạt động cung và cầu trong nền kinh tế.Nhiều quốc gia ở châu Á cũng từng theo đuổi chính sách "Zero COVID" và nỗ lực để đánh bật hoàn toàn virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các nước này đã dần từ bỏ chiến lược trên khi biến thể Delta xuất hiện và lây lan khó kiểm soát đến mức mà các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt cũng không thể phát huy hiệu quả kiềm chế.Bên cạnh những tác động của các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, "quả bom nợ" Evergrande, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai tại Trung Quốc, cũng là một mối nguy lớn với nền kinh tế thứ 2 thế giới này. Những lo ngại từ Evergrande đang lan sang các công ty bất động sản khác, một vài trong số này đã hoãn thanh toán nợ hoặc ghi nhận tình trạng nợ xấu.Theo ước tính của Moody's, đây đều là những diễn biến đáng lo ngại trong bối cảnh ngành bất động sản và các ngành liên quan đóng góp khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc.
Theo khảo sát của CNBC, 10 ngân hàng lớn trên thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 của Trung Quốc. Theo khảo sát của Reuters, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,9% trong quý III/2021, thấp hơn mức kỳ vọng 5,2% và giảm sâu so với mức 7,9% được ghi nhận ở quý trước đó. Eswar Prasad, Giáo sư chính sách thương mại từ Đại học Cornell (Mỹ), cho rằng dựa trên thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại rõ rệt, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc một số biện pháp cụ thể, có thể là điều chỉnh chính sách tiền tệ, hướng các nguồn cho vay vốn vào những lĩnh vực kinh tế khác có hiệu quả và sáng tạo hơn.Giáo sư Prasad cho rằng Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức để đưa ra những biện pháp có thể cân bằng các mục tiêu là vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng ở mức tốt lại vừa giảm phụ thuộc vào công nghiệp và siết chặt quản lý ngành bất động sản trong khi ngành này là một phần quan trọng của nền kinh tế./.
>>>Trung Quốc thưởng tiền cho người cung cấp thông tin truy vết dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Trung Quốc số bằng sáng chế nhiều nhất thế giới và cao gấp 2,5 lần so với Mỹ
15:48' - 09/11/2021
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) ngày 8/11 cho biết Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Trung Quốc dẫn đầu thế giới năm 2020 khi có 1,5 triệu đơn đăng ký bằng sáng chế, cao gấp 2,5 lần so với Mỹ.
-
Công nghệ
Nga và Trung Quốc hợp tác chế tạo trực thăng hạng nặng
11:06' - 09/11/2021
Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng cùng chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).