Doanh nghiệp kiến nghị giảm chi phí cho sản xuất và xuất khẩu
Ngày 25/4, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị, cần có giải pháp giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
Đồng thời, các bộ, ngành cần tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại để làm nền tảng cho doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Cụ thể, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso Vietnam) chỉ ra rằng, giải pháp ngắn hạn thì cần cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu như lãi suất ngân hàng, chi phí logistics, hành chính...Về dài hạn, phải xây dựng hệ sinh thái và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đảm bảo phát triển bền vững và nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Bởi đây là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh quốc gia và nhiều ngành nghề, lĩnh vực trên thị trường toàn cầu và Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc.
Đồng quan điểm, ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, hiện nay khách hàng trên thị trường toàn cầu đã và đang đưa ra hàng loạt yêu cầu về phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, quản trị doanh nghiệp, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện, sản phẩm tái chế...Trên thực tế, một số quốc gia đang thu hút được rất nhiều đơn hàng, thì cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại thiếu đơn hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ngành dệt may Việt Nam chậm đầu tư cho nhà máy xanh, xử lý nước thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng... đáp ứng kịp thời sản xuất kinh doanh xanh và nền kinh tế xanh.
Liên quan đến thị trường xuất khẩu ở góc độ ngành hàng, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, thị phần chủ yếu của ngành là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... nên lý do bị giảm trong thời gian qua là vấn đề lạm phát đã ảnh hưởng đến tiêu dùng các nước. Báo cáo từ cộng đồng doanh nghiệp cũng cho thấy, nhiều đơn hàng đã ký hợp đồng, nhưng đối tác hay bạn hàng không nhận hàng dẫn đến tồn kho và tồn động hàng hóa trong doanh nghiệp. Những điều này dẫn đến một trong những vấn đề quan trọng nữa là dòng tiền của doanh nghiệp bị tắt nghẽn hoặc về không kịp tái đầu tư sản xuất kinh doanh, thu mua nguyên liệu cho bà con nông dân. Mặc dù, dự báo đến quý III/2023 thị trường sẽ có những dấu hiệu phục hồi thì doanh nghiệp cũng không có hoặc còn nguồn cung để đảm bảo nắm bắt cơ hội xuất khẩu, cũng như đơn hàng mới.Theo cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, những ngành hàng xuất khẩu chủ yếu vay USD, nhưng hiện lãi suất vay trên 4%, trong khi trước đây chỉ từ 2 - 3%. Với bối cảnh dòng tiền không về kịp, doanh nghiệp vẫn phải thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nên kiến nghị giảm lãi suất vây USD. Hoặc có những vay lãi suất ưu đãi cho một số ngành hàng cụ thể như giải pháp "chiến thuật" phù hợp với tình hình diễn biến thị trường hiện tại.
Bên cạnh ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp về đề xuất của hiệp hội, doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù nỗ lực rất cao nhưng tăng trưởng kinh tế đất nước trong những tháng đầu năm 2023 đạt không như kỳ vọng, nhiều địa phương là đầu tàu kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp, đây là những tính hiệu báo động rất "căng thẳng". Nếu không có giải pháp kịp thời thì khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2023, nên Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.Trong đó, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu là vấn đề quan trọng, nên Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp... cần bắt tay tập trung đánh giá thực trạng hoạt động, nêu ra nguyên nhân và chỉ ra giải pháp vượt qua những khó khăn hiện tại.
Để hiện thực hóa những yêu cầu cấp thiết này, Bộ Công Thương đã và đang làm việc trực tiếp với một số sở ngành, địa phương trọng điểm về công nghiệp để tìm lối ra cho từng doanh nghiệp, gia tăng năng lực sản xuất và tạo chủ động nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu. Bộ Công Thương kết nối doanh nghiệp nội địa tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu. Ở lĩnh vực xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, Bộ Công Thương phối hợp với hiệp hội ngành hàng đổi mới công tác xúc tiến, phát triển thị trường theo hướng ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh đưa ra những cảnh báo sớm về vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng dẫn doanh nghiệp ứng phó và thông tin quy định mới của thị trường... Báo cáo của Bộ Công Thương tại hội nghị cũng cho thấy, nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là yếu tố thị trường xuất khẩu, các ngành hàng đều gặp khó khăn do lạm phát cao, sức mua sụt giảm, nhất là hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu...Những ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu... như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản... là những ngành sụt giảm nhiều nhất. Trong khi đó, một số ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là châu Á như cao su, gạo, rau quả, hạt điều... ít chịu tác động hơn.
Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi mức giá xuất khẩu không tăng làm giảm sức cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Cùng với đó, yếu tố hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số ngành hàng như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa... đang áp lực lên doanh nghiệp và hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam. Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu mặc dù vẫn còn cao hơn nhiều so với mức lạm phát mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhưng đã có xu hướng chững lại.Đồng thời, tăng trưởng ở các nền kinh tế Đông Á, Đông Nam Á được dự báo sẽ tạo động lực chính cho kinh tế toàn cầu trong những tháng tới. Theo đó, thương mại quốc tế có thể tăng nhẹ trong quý II/2023 nhưng tổng thể năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn.
Về kinh tế trong nước có những yếu tố kỳ vọng phục hồi trong thời gian tới như sau thời điểm tăng cao cuối năm 2022 đã bắt đầu hạ nhiệt. Nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) tiếp tục được thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan, đồng thời cộng đồng doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng và khai thác lợi thế từ những FTA này./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nâng cấp mô hình siêu thị, WinCommerce mở ra xu hướng bán lẻ cao cấp
16:48' - 25/04/2023
Chuỗi bán lẻ WinCommerce đang hướng đến mục tiêu triển khai mô hình siêu thị cao cấp tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành di dời các điểm giao chéo đường dây 500 kV với cao tốc Bắc Nam, đoạn qua Bình Thuận
15:14' - 25/04/2023
PTC3 hoàn thành di dời 100% các điểm giao chéo đường dây truyền tải 500 kV với đường bộ cao tốc Bắc – Nam đi qua khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo tiến độ thông xe vào ngày 30/4/2023.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy Đạm Phú Mỹ: Hoàn thành bảo dưỡng tổng thể vượt tiến độ
13:35' - 25/04/2023
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành vượt tiến độ đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ năm 2023 trong 26 ngày, sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch (30 ngày).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.