Doanh nghiệp logistics thích ứng với tình hình mới - Bài 2: Thay đổi phương thức hoạt động
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu và được dự báo sẽ còn kéo dài, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã nỗ lực tìm cách thích ứng để tồn tại, vượt qua khó khăn.
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp logistics thay đổi phương thức hoạt động, đưa các ứng dụng công nghệ mới vào vận hành và có cách tiếp cận với khách hàng mềm dẻo, linh hoạt hơn.
Bà Chu Thị Kiều Liên, Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty T&M Forwarding (trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, dự đoán dịch bệnh COVID-19 sẽ còn kéo dài, nên lãnh đạo công ty đã chủ động lên kế hoạch kinh doanh dài hơi; chủ động liên hệ với khách hàng để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, đào tạo nhân lực cho phù hợp với sự điều chỉnh của khách hàng.
“Khách hàng của chúng tôi rất nhanh nhạy với thị trường, sản phẩm của họ luôn thay đổi theo nhu cầu, vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân viên của chúng tôi phải có nhiều kĩ năng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Như thời điểm này, xuất khẩu khẩu trang đang là sản phẩm chủ lực của một số công ty, nên chúng tôi cần có giá cước tốt, am hiểu thủ tục hải quan về xuất khẩu trang để phục vụ khách hàng tốt hơn”, đại diện công ty T&M Forwarding chia sẻ.
Ngoài ra, công ty cũng đã triệt để ứng dụng công nghệ, cắt giảm chi phí không cần thiết để duy trì mức lương ổn định cho nhân viên, không giảm nhân sự, thậm chí, còn tăng lương cho một số vị trí xuất sắc để khích lệ toàn thể nhân viên cùng công ty vượt qua khó khăn. Trong những thời điểm ít hàng hoặc giãn cách xã hội, công ty tập trung vào việc đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp.
Trong khi đó, ở góc độ hiệp hội chuyên ngành, bà Phạm Hạnh, Thư ký truyền thông của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, hiệp hội đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, tập trung vào tìm nguồn tài chính; thúc đẩy cung cấp dịch vụ và người lao động; tăng cường hợp tác quốc tế, giới thiệu khách hàng và thị trường mới cho hội viên.
Ngoài ra, Hiệp hội đã, đang và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến dịch COVID-19 cho hội viên; tư vấn cho hội viên cách thức chủ động luôn đảm bảo duy trì được 50% nhân sự; kêu gọi hội viên cắt giảm chi tiêu hành chính, củng cố, luân chuyển các nguồn lực thiết yếu, chia nhỏ các rủi ro, minh bạch các thông báo, không phụ thuộc nhiều vào thị trường - khách hàng truyền thống, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tuyển dụng đủ nguồn nhân lực có chất lượng đi đôi với đào tạo nhân lực hiện có, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử, e-logistics, … để có thể đương đầu và thích nghi với khó khăn.
Theo các chuyên gia và các doanh nghiệp logistics Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi; cơ sở hạ tầng logistics dù còn bất cập nhưng đang không ngừng được cải thiện; xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập sâu của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và việc ký kết thành công các FTA thế hệ mới, Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội và lợi thế lớn để phát triển ngành logistics hơn nữa.
Sự phát triển của ngành logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực.
Đánh giá cao việc Thủ tướng Chính phủ tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp cả nước, cũng như các chính sách mới ban hành ngay sau cuộc gặp, trên cơ sở những dự báo về một tương lai tươi sáng, các doanh nghiệp cho biết, VLA và các công ty logistics kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện thực hiện quyết liệt các chiến lược, chủ trương lớn liên quan đến phát triển ngành logistics đã ban hành từ năm 2011 cho đến nay.
Các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đơn vị chậm cải cách hành chính, hoặc "đẻ thêm" các quy định quản lý gây cản trở, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 10%; giảm 50% hoặc miễn phí sử dụng kết cấu công trình cảng biển Hải Phòng 1 năm; giảm từ 20 - 30% phí cầu đường BOT, đường cao tốc cho xe tải 6 tháng đến 1 năm; giảm 30% phí kiểm định phương tiện vận tải; giảm giá điện cho doanh nghiệp kho lạnh, kho mát tương đương giá điện sản xuất; xem xét và duyệt cho nợ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sau 30 ngày vì tình trạng dịch bệnh tại Trung Quốc; kiểm soát các hãng tàu container nước ngoài không ban hành các phụ phí, tăng phụ phí, tăng cước trong thời gian 6 tháng sau dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ các cảng, cảng cạn (ICD), kho hàng lẻ (CFS) không tăng phí nâng hạ, bốc xếp, lưu kho; hoãn hoặc miễn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong năm 2021.
Các cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thông quan và kiểm tra chuyên ngành để sớm giải phóng hàng, tránh phí lưu kho bãi; trong thời gian 6 tháng, không đưa ra các khoản thu phí mới cho doanh nghiệp logistics; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường khai thác nội địa, mở rộng kết nối với các nước còn lại trong ASEAN để giúp vận tải đường bộ có thể bù đắp phần thiếu hụt từ việc hạn chế vận chuyển hàng qua Trung Quốc trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
Để chủ động đón đầu “làn sóng dịch chuyển chuỗi giá trị hiện nay, Việt Nam như một ô cờ vua trung tâm mà các kỳ thủ nào cũng muốn sớm chiếm lĩnh” khi các FTA thế hệ mới có hiệu lực, các doanh nghiệp kiến nghị, cần có thêm giải pháp nâng cao năng lực cho các cụm cảng hàng không, cảng biển và các bãi chuyển tải tại các cửa khẩu; thống nhất danh mục, mã phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (HS) phù hợp với các nước nhất là khối châu Âu; tạo điều kiện trong cấp chứng nhận C/O để doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu theo hiệp định./.
>>>Doanh nghiệp logistics thích ứng với tình hình mới - Bài 1: Gián đoạn chuỗi logistics
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics
17:18' - 13/04/2020
Bộ Công Thương đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương triển khai chống dịch nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.
-
DN cần biết
Dự báo EVFTA sẽ tác động đáng kể đến thị trường logistics ở Việt Nam
19:50' - 18/03/2020
Logistics là loại hình dịch vụ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Tân Cảng Sài Gòn tập trung phát triển cảng biển, logistics, vận tải biển
15:32' - 13/01/2020
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cần chú trọng phát triển 3 lĩnh vực cảng biển, logistics, vận tải biển là những nội dung cốt lõi trong phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics
16:59' - 24/12/2019
Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16-20%, dự kiến EVFTA sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
CMC tái cấu trúc khối hạ tầng số, góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital Hub châu Á
10:01'
Với mục tiêu trở thành tập đoàn tỷ đô và năm 2025, mới đây Tập đoàn Công nghệ CMC có những động thái mạnh mẽ tái cấu trúc với Khối Hạ tầng số, góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital Hub châu Á.
-
Chuyển động DN
CEO Disney tiếp tục đương nhiệm thêm ba năm
13:56' - 29/06/2022
Công ty giải trí Disney ngày 28/6 thông báo đã gia hạn hợp đồng làm việc của Giám đốc điều hành (CEO) Bob Chapek thêm ba năm.
-
Chuyển động DN
Kế hoạch mua lại Vonage của Ericsson bị trì hoãn đến cuối tháng 7 tới
09:01' - 29/06/2022
Tập đoàn viễn thông Ericsson cho biết việc hoàn tất thỏa thuận mua lại công ty truyền thông đám mây Vonage trị giá 6,2 tỷ USD sẽ bị trì hoãn đến cuối tháng Bảy tới.
-
Chuyển động DN
Thị trường phân bón liệu còn biến động?
19:46' - 28/06/2022
Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022, cung cầu thị trường phân bón thế giới và trong nước sẽ cân bằng và giá cả sẽ bình ổn trở lại hay vẫn tiếp tục neo cao?
-
Chuyển động DN
Hãng Michelin ngừng hoạt động tại Nga
18:57' - 28/06/2022
Ngày 28/6, Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin của Pháp cho biết đang lên kế hoạch chuyển giao các hoạt động của hãng tại Nga cho địa phương quản lý.
-
Chuyển động DN
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng
18:21' - 28/06/2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Chuyển động DN
Gazprom sắp giảm 40% công suất vận chuyển qua "Dòng chảy phương Bắc 1"
09:04' - 28/06/2022
Đầu tháng Bảy tới, Gazprom sẽ giảm 40% công suất vận chuyển qua đường ống do việc trì hoãn trả lại thiết bị bảo trì do tập đoàn Siemens Energy của Đức ở Canada tiến hành.
-
Chuyển động DN
Foxconn nghiên cứu đầu tư vào dự án thủ đô mới của Indonesia
07:03' - 28/06/2022
Foxconn đang xem xét thiết lập hệ thống xe buýt điện và mạng lưới Internet vạn vật (IoT) tại Nusantara, thủ đô mới Indonesia.
-
Chuyển động DN
Vi phạm khai thác khoáng sản, một công ty ở Lâm Đồng bị xử phạt
11:22' - 27/06/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Song Long Đà Lạt (trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông) 164 triệu đồng.