Doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống tìm kiếm hướng đi mới
Thực phẩm và đồ uống nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong nhiều năm qua, đây luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng được dự báo từ 5 - 6%/năm trong giai đoạn 2020-2025 như nhận định và đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế.
Với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và các cam kết quốc tế đã ký giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... đã mở ra cơ hội xuất khẩu và thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn; cũng như việc chuyển giao công nghệ và cải thiện trình độ khoa học kỹ thuật cho ngành này tốt hơn bao giờ hết.
Cùng với đó, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm và đồ uống cũng liên tục có sự chuyển mình theo hướng tích cực, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng gồm nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi hay hiện đại hóa quy trình sản xuất và quản trị doanh nghiệp.
Dù đang đang trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng đây cũng là thời điểm được cho rằng có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ đối với ngành thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam. Nhất là khi hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng chú trọng hơn tới các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ hay những thành phần dinh dưỡng lành mạnh, tiện dụng...
Cùng với đó là sự dịch chuyển thói quen từ ăn uống tại nhà hàng sang tại nhà và những mối lo ngại về thực phẩm nhập khẩu... khiến cho dự báo nhu cầu tiêu dùng của một số nhóm thực phẩm đồ uống không ngừng tăng nhanh và được dự báo sẽ có nhiều bứt phá trong năm 2021 và nhiều năm tiếp theo.
Một khảo sát nhanh do Vietnam Report mới tiến hành cuối năm 2020 cho thấy, trước sức ép của dịch COVID-19, 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như các thực phẩm sạch, lành mạnh... Trong khi đó, 63,7% khách hàng lại cắt giảm chi tiêu cho rượu, bia. Chính vì thực tiễn ấy, các doanh nghiệp ở ngành này đang phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp.
Theo đó, các doanh nghiệp ngành thực phẩm phải tăng công suất hoạt động lên khoảng 30% nhưng trái lại các doanh nghiệp đồ uống phải giảm năng lực sản xuất xuống dưới mức 80% so với trước khi có đại dịch. Rõ ràng rằng, hầu hết các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống đã và đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam cho hay, lãnh đạo một số doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống cho rằng quy mô doanh nghiệp trong ngành còn khá phân mảnh, tiềm lực tài chính yếu nên khi gặp một cú sốc lớn như COVID-19 thường dễ vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm nhân sự hay cắt giảm chi phí... Thêm vào đó, hoạt động của các doanh nghiệp này vẫn thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản nên vẫn phát triển theo xu hướng "mạnh ai nấy làm" hay chủ yếu hoạt động theo mô hình "ngôi làng"...
Tuy nhiên, về cơ bản, nhu cầu ăn uống của con người là khó thay đổi, khi chấp nhận "sống chung với bão", doanh nghiệp cần đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân sự, sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và điều quan trọng là doanh nghiệp học được gì từ những cú sốc như thế này?, ông Vinh nhấn mạnh.
Hiện nay, chính nhờ COVID-19 đã tạo cú huých để gần 70% doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống tập trung mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số, ông Vinh cho biết. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý nên đã tỏ ra khá vững vàng trong khủng hoảng. Trừ những công nhân trực tiếp sản xuất tại các nhà máy buộc phải làm luân phiên theo ca còn tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp đều có thể được điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera như xuất kho, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối hay thậm chí là hội nghị, họp hành...
Cũng có rất nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống đang tận dụng dịp này để đẩy nhanh việc đầu tư cho các hoạt động đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ hệ thống phân phối và điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại; phát triển các ứng dụng để tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm hay đổi mới từ thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường; đổi mới từ việc phát triển các dòng sản phẩm để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hơn cho người tiêu dùng...
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan cho hay, trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm đang tiên phong tìm kiếm các giải pháp, hướng đi mới để sẵn sàng vượt lên đại dịch. Để hạn chế tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm, sốt giá các nhà máy chế biến thực phẩm của Masan đang chạy hết công suất, đặc biệt là sản xuất thịt lợn. Nếu ở góc nhìn lạc quan, dịch bệnh COVID-19 chính là thời cơ tốt để thúc đẩy thương mại điện tử.
"Tập đoàn đang có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân lựa chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà vẫn có thể được phục vụ, chứ không cần trực tiếp đến các siêu thị mua sắm nếu có nhu cầu", ông Quang nhấn mạnh.
Trước thực tiễn của đại dịch và nhu cầu gia tăng của khách hàng, theo ông Vinh, các doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống cần tập trung ưu tiên cho một số chiến lược như tăng trưởng doanh thu, phát triển thị trường hiện tại, đẩy mạnh nghiên cứu và nâng chất sản phẩm, đa dạng hóa nguồn cung ứng (ưu tiên các nhà cung cấp trong nước); đồng thời mở rộng, phát triển các kênh phân phối trực tuyến (online) trên nền tảng thương mại điện tử. Đây là sự đúc kết từ chính những sai lầm, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình ứng phó với dịch COVID-19 trong năm qua, ông Vinh nhấn mạnh./.
- Từ khóa :
- thực phẩm
- đồ uống
- doanh nghiệp
- masan
- covid-19
Tin liên quan
-
Thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Giá thực phẩm tươi sống tăng sau Tết
12:23' - 16/02/2021
Ngày 16/2 (mùng 5 Tết), ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, giá rau củ, quả, nước giải khát, thực phẩm tươi sống đã tăng do nhu cầu tiêu dùng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
“Cơn gió mới” trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trong năm 2021
05:30' - 16/02/2021
Các nhà phân tích theo dõi không gian ẩm thực cho biết mối quan tâm ngày càng tăng đối với sức khỏe - được thúc đẩy bởi đại dịch - đã nâng cao hương vị mà người tiêu dùng coi là tốt cho sức khỏe.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, Bộ Công Thương sẽ triển khai hậu kiểm về an toàn thực phẩm
11:37' - 09/02/2021
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị hậu kiểm về tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm.
-
Thị trường
Thực phẩm sạch và tiện lợi lên ngôi trong dịp Tết
09:28' - 03/02/2021
Báo cáo của Nielsen cho thấy có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
EU và Hungary đàm phán tài chính liên quan việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga
10:27'
Liên minh châu Âu (EU) và Hungary đang đàm phán về hỗ trợ tài chính để Budapest từ bỏ việc phủ quyết lệnh cấm vận của khối này đối với dầu mỏ của Nga.
-
Thị trường
Giá nhập khẩu của Hàn Quốc lần đầu tiên giảm
09:06'
Số liệu sơ bộ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết giá nhập khẩu của nước này lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm 2022 đến nay giữa bối cảnh giá dầu thô và các nguyên liệu khác giảm.
-
Thị trường
Mỹ mong muốn Ấn Độ xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu lúa mỳ
16:28' - 17/05/2022
Mỹ đang hy vọng Ấn Độ xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu lúa mỳ, đồng thời kêu gọi các nước không hạn chế xuất khẩu vì điều này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực.
-
Thị trường
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
08:49' - 17/05/2022
Các chính sách xuất khẩu dầu cọ đầy bất ngờ của Indonesia có thể giúp Malaysia trở thành nhà cung cấp dầu cọ hàng đầu cho Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới.
-
Thị trường
Saudi Arabia dự định nâng sản lượng khai thác dầu lên hơn 13 triệu thùng/ngày
07:04' - 17/05/2022
Saudi Arabia đang trên đà đạt mục tiêu đến cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027 sẽ nâng sản lượng khai thác dầu lên mức hơn 13 triệu thùng/ngày.
-
Thị trường
Saudi Arabia và Iraq công bố kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu
16:39' - 16/05/2022
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết vương quốc này đang trên đà đạt mục tiêu đến cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027 sẽ tăng sản lượng khai thác dầu lên hơn 13 triệu thùng/ngày
-
Thị trường
Doanh thu bán lẻ của Trung Quốc giảm xuống thấp nhất trong hai năm qua
16:02' - 16/05/2022
Trong tháng 4/2022, doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc đạt 2.950 tỷ Nhân dân tệ (442,5 tỷ USD), giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Thị trường
Mỹ và EU ứng phó tình trạng gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn
15:29' - 16/05/2022
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố một nỗ lực chung trong ngày 16/5 nhằm ứng phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn.
-
Thị trường
Triển vọng xuất khẩu khí đốt của Iran sang châu Âu
08:03' - 16/05/2022
Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran, ông Majid Chegeni cho biết Iran đang cân nhắc khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine.