Doanh nghiệp nhà nước Indonesia tìm vốn qua quỹ đầu tư quốc gia
Trong đó, công ty năng lượng PT Pertamina giới thiệu 17 dự án quy mô lớn với thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2029, và đặt mục tiêu thu về tổng cộng 5 tỷ USD từ việc thoái vốn thông qua SWF.
Danh sách nói trên bao gồm Jambaran Tiung Biru (1,5 tỷ USD), Nhà máy lọc dầu Tuban (16,7 tỷ USD), Quy hoạch tổng thể phát triển nhà máy lọc dầu (RDMP) Dumai trị giá 1,3 tỷ USD, RDMP Plaju (1,3 tỷ USD), RDMP Cilacap (3,6 tỷ USD), RDMP Balikpapan (7,1 tỷ USD), Nhà máy nhựa polypropylene Balongan (300 triệu USD), Kho chứa nhiên liệu Đông Indonesia (14,24 triệu USD), Kho chứa khí hóa lỏng Đông Indonesia (8,9 triệu USD), Phát triển mạng lưới khí đốt đô thị (2,3 tỷ USD), các dự án khí hóa than (2,1 tỷ USD), Dự án nhiên liệu xanh Cilacap (300 triệu USD), Nhà máy lọc dầu xanh Plaju (700 triệu USD), Nhà máy chế biến chất xúc tác Merah Putih (11,8 triệu USD), Nhà máy chế biến olefin (3,7 tỷ USD), Dự án cơ sở hạ tầng nhiên liệu và khí hóa lỏng (2 tỷ USD), Dự án vận chuyển và phân phối khí đốt (4 tỷ USD), hệ sinh thái pin xe điện (3,2 tỷ USD).
Trong khi đó, nhiều công ty xây dựng thuộc sở hữu nhà nước cũng tìm cách huy động vốn thông qua SWF.
Ví dụ, công ty PT Adhi Karya có kế hoạch mời gọi đầu tư vào hai dự án đường cao tốc thu phí; PT Jasa Marga, PT Waskita Karya và PT Waskita Toll Road muốn nhượng quyền khai thác 18 tuyến đường cao tốc thu phí.
Ngoài ra, PT Adhi Karya có kế hoạch thoái vốn khỏi dự án đường cao tốc thu phí Yogyakarta-Solo-Kulonprogo (24% cổ phần) và tuyến đường cao tốc thu phí Yogyakarta-Bawen (12,5% cổ phần) với tổng vốn góp 542 triệu USD.
PT Waskita Karya cũng chuẩn bị một dự án đường cao tốc thu phí mới với tổng vốn đầu tư 2,15 tỷ USD.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati đặt mục tiêu thu hút khoảng 300.000 tỷ rupiah (gần 21 tỷ USD) vào INA sau khi quỹ này được chính phủ rót 75.000 tỷ rupiah tiền mặt và góp 60.000 tỷ rupiah bằng cổ phần của các SOE.
Theo bà Sri Mulyani, hiện INA đang tìm hiểu hợp tác với các nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh các SOE, các Bộ cũng chuẩn bị hàng loạt dự án để mời gọi đầu tư thông qua SWF này.
Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải cung cấp dự án cảng Garongkong ở tỉnh Nam Sulawesi, cảng Ambon ở tỉnh Maluku, cảng Palembang ở tinh Nam Sumatra, sân bay Singkawang ở tỉnh Tây Kalimantan, cùng hai sân bay Fakfak và Manokwari ở tỉnh Papua.
Ngoài ra, Bộ này còn có mời gọi đầu tư vào các dự án sân bay tại các tỉnh Tây Sumatra, Aceh và Đông Nusa Tenggera; các hệ thống tầu điện ngầm (MRT) và hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ (LRT) tại Bali, Medan, Bandung, Makassar và Surabaya, cùng các hệ thống xe bus ở tất cả các thành phố lớn, các tuyến đường tránh tại thủ đô Jakarta và các dự án khác./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tesla muốn đầu tư xây hệ thống lưu trữ năng lượng tại Indonesia
06:00' - 27/03/2021
Thứ trưởng Bộ Điều phối và Đầu tư Indonesia, ông Marves Septian Hario Seto, cho biết các cuộc đàm phán giữa Indonesia và nhà sản xuất ô tô điện Telsa của Mỹ đang tiếp diễn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.