Doanh nghiệp Nhật Bản đối mặt với khó khăn về nguồn cung chất bán dẫn
Theo báo Nikkei Asia, Trung Quốc đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến gallium và germanium từ ngày 1/8, một động thái diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh áp dụng những hạn chế đối với xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.
Động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà sản xuất nguyên liệu chế tạo chip của Nhật Bản, tùy thuộc vào cách thức Bắc Kinh thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, vì lĩnh vực này của Nhật Bản phụ thuộc vào 40% nguồn cung từ Trung Quốc.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc sản xuất tới 98% lượng gallium trên thế giới. Trung Quốc ngày 3/7 tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu gallium và germanium. Thông báo này làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và vào cuối tháng Bảy đã đẩy giá gallium ở Mỹ và châu Âu tăng gần 20% so với tháng Sáu.Dữ liệu từ Tổ chức An ninh Năng lượng và Kim loại Nhật Bản cho thấy Nhật Bản là nước tiêu thụ gallium lớn nhất thế giới. Trong khi hơn 40% nguồn cung cấp kim loại bạc mềm của Nhật Bản được mua từ phế liệu và các nguồn khác, 60% còn lại được nhập khẩu. Trong số này, có 70% đến từ Trung Quốc. Điều này có nghĩa là 40% nguồn cung cấp gallium của Nhật Bản phụ thuộc vào Trung Quốc.Nhiều công ty Nhật Bản có ưu thế trong việc xử lý các sản phẩm sử dụng gallium. Đại diện của Mitsubishi Chemical Group, công ty sản xuất chất bán dẫn hỗn hợp và các sản phẩm khác, cho biết công ty có lượng hàng tồn kho dồi dào tại Nhật Bản và do đó "sẽ không có vấn đề gì với nguồn cung ngay lập tức". Người đại diện nói thêm rằng công ty mua gallium từ Trung Quốc và sẽ "tiếp tục thu thập thông tin về các chi tiết kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc và cách chúng sẽ được thực hiện".Các công ty khác đang thực hiện các biện pháp tương tự. Người phát ngôn của Sumitomo Chemical, nhà sản xuất chất nền gallium nitride, cho biết công ty sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và cố gắng thu thập thông tin. Một quan chức tại Nichia, công ty sử dụng gallium để sản xuất diode phát quang, cho biết công ty đang thảo luận về việc đa dạng hóa các nhà cung cấp để mua ổn định gallium trong tương lai.Hiện tại, hoạt động thu mua nguyên liệu thô và các hoạt động kinh doanh khác của các công ty Nhật Bản vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi các biện pháp của Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium.Người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các biện pháp này sẽ không hạn chế chất lượng của những mặt hàng xuất khẩu cụ thể này cũng như không cấm hoàn toàn việc xuất khẩu chúng. Người phát ngôn nhấn mạnh rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép xuất khẩu, miễn là không có vấn đề gì trong đơn đăng ký của các nhà xuất khẩu từ quan điểm an ninh quốc gia, trong số các yếu tố khác./.
- Từ khóa :
- Nhật Bản
- Mỹ
- Trung Quốc
- bán dẫn
- chip
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam tăng cường hợp tác với Kyodo News (Nhật Bản)
23:55' - 03/08/2023
Sáng 3/8/2023, Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang hội đàm với Chủ tịch Hãng Thông tấn Kyodo News (Nhật Bản) Toru Mizutani đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Bão Khanun gây thiệt hại tại miền Nam Nhật Bản
15:56' - 02/08/2023
Ngày 2/8, gần 700.000 người ở quần đảo Okinawa, địa điểm du lịch của Nhật Bản, đã được khuyến cáo sơ tán khi bão Khanun áp sát đảo ở miền Tây Nam nước này, kéo theo gió mạnh và mưa lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao JICA Nhật Bản
19:36' - 01/08/2023
Chiều 1/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Yamada Junichi đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài cuối: Nỗ lực đa dạng hóa thương mại toàn cầu
06:30' - 30/04/2025
Trong bối cảnh bất ổn, các quốc gia gấp rút đa dạng hóa quan hệ thương mại để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Từ Đông Nam Á đến châu Âu, nỗ lực này tăng tốc sau thông báo thuế quan ngày 2/4 của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài 1: Vai trò của nước Mỹ
05:30' - 30/04/2025
Bài bình luận trên tờ Financial Times nhận định Mỹ không còn giữ vai trò chi phối trong thương mại toàn cầu như trước đây.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.