Doanh nghiệp Nhật Bản muốn chọn Bình Dương làm điểm đến đầu tư
Ngày 22/12, tại Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cùng các sở, ban, ngành đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Toyama (Nhật Bản) do ông Nitta Hachiro, Thống đốc tỉnh Toyama (Nhật Bản) làm trưởng đoàn cùng hơn 20 doanh nghiệp đến tìm hiểu môi trường đầu tư.
Tại buổi làm việc, ông Nitta Hachiro, Thống đốc tỉnh Toyama (Nhật Bản) cho biết, thành phần đoàn công tác lần này bao gồm phái đoàn kinh tế và hơn 20 doanh nghiệp của tỉnh Toyama đặc biệt quan tâm về môi trường đầu tư tại tỉnh Bình Dương.Ông Nitta Hachiro thông tin, đến nay, có 11 doanh nghiệp, xí nghiệp của tỉnh Toyama đang đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tại Bình Dương. Chính quyền tỉnh Toyama đã tiến hành khảo sát cho thấy nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bàn mong muốn chọn Việt Nam; trong đó, có Bình Dương là điểm đến đầu tư trong thời gian tới.Qua tìm hiểu môi trường đầu tư cho thấy, Việt Nam có tỷ trọng tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển nhanh. Do đó, tỉnh Toyama đang quan tâm và tăng cường thúc đẩy giao lưu văn hóa và kinh tế mạnh mẽ hơn nửa với Việt Nam trong thời gian tới; trong đó, có Bình Dương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cũng cho biết, chính quyền tỉnh Toyama đã dànhcho Bình Dương nhiều tình cảm cũng như xây dựng mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực; đồng thời, đẩy mạnh giao lưu văn hóa và hợp tác kinh tế giữa tỉnh Bình Dương và Toyama ngày càng phát triển.Ông Dành thông tin thêm, với phái đoàn kinh tế tỉnh Toyama về môi trường đầu tư của tỉnh đã quay hoạch bài bản gồm 29 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, với tổng diện tích gần 12.700 ha. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lũy kế đến 30/11/2022, tỉnh thu hút gần 40 tỷ USD, với 4.082 dự án đến từ 65 quốc gia; trong đó, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 2 với 350 doanh nghiệp, về vốn đầu tư là gần 6 tỷ USD.Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thu hút người lao động, tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đến giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Hiện, tỉnh có 8 trường đại học lớn, cùng 108 cơ sở đào tạo nghề. Hệ thống y tế cơ sở và dự phòng được đầu tư, với 3 bệnh viện lớn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh, các tỉnh thành lân cận và các nhà đầu tư.Cùng với đó, Bình Dương cũng có kế hoạch thu hút đầu tư là thu hút các dự án ít sử dụng lao động và đất đai, công nghệ tiên tiến và ít ảnh hưởng môi trường. Bên cạnh các chiến lược phát triển kinh tế, khâu đột phá được chú trọng về phát triển thành phố thông minh, mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các địa phương và tổ chức quốc tế.
Hiện tỉnh là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của 3 tổ chức quốc tế: Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA). Qua đó, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế không chỉ đối với các nhà đầu tư Nhật Bản mà cả trong và ngoài nước…/.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư Tp. Hồ Chí Minh
14:56' - 30/11/2022
Tp. Hồ Chí Minh là điểm đến đầu tư được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cả về tiềm năng phát triển lẫn cơ chế đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40'
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41'
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21'
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20'
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30'
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31'
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09'
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07'
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00'
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.