Doanh nghiệp niêm yết có dấu hiệu phục hồi
Các doanh nghiệp niêm yết đang ở giai đoạn khó khăn lớn về tình hình tài chính. Thậm chí khó khăn hơn giai đoạn đầu năm 2020 (gián đoạn kinh doanh do COVID-19) vì lợi nhuận giảm không chỉ vì doanh thu giảm mà do chi phí gia tăng.
Tuy nhiên, dấu hiệu hồi phục đã được ghi nhận từ quý I và quý II/2023 khi tốc độ suy giảm đang có xu hướng co hẹp lại.
Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần FiinGroup nhận định tại sự kiện Đối thoại tháng 7 với chủ đề “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán tổ chức sáng 26/7.
Theo ông Thuân, số liệu sơ bộ tăng trưởng quý II/2023, ngành ngân hàng có lợi nhuận tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước (số liệu: 15/27 ngân hàng, chiếm 79% tổng vốn hóa ngành). Doanh nghiệp phi ngân hàng có lợi nhuận giảm 41,7% so với cùng kỳ năm trước (số liệu tổng hợp từ 580 doanh nghiệp niêm yết, chiếm 49% tổng vốn hóa khối này).
Về triển vọng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết dự kiến năm 2023, nhóm ngành tài chính duy trì tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Cụ thể nhóm ngành ngân hàng dự kiến tăng 13,6%, chứng khoán tăng 71,6% trong khi bảo hiểm giảm 7,8%.
Nhóm doanh nghiệp phi tài chính suy giảm lợi nhuận thu hẹp còn khoảng 16,5% cho cả năm 2023. Điều này cho thấy sự kỳ vọng về mức độ khôi phục trong nửa cuối năm 2023. Nhóm ngành bất động sản và xây dựng, vật liệu, mặc dù suy giảm mạnh cả năm 2022 và nửa đầu năm 2023, nhưng dự kiến cả năm tốc độ suy giảm mạnh (nếu không tính Vinhomes).
Nhóm ngành xuất khẩu dự kiến suy giảm mạnh cả năm 2023. Nhóm ngành liên quan đến cầu tiêu dùng nội địa về cơ bản giảm nhẹ hoặc đi ngang.
Ông Thuân cho biết, doanh nghiệp đang có xu hướng co hẹp đòn bẩy tài chính ở hầu hết các ngành. Vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam không hoàn toàn nằm ở mức độ đòn bày tài chính cao mà là năng lực hấp thụ vốn thấp. Ở nhiều ngành khác nhau, đó là vấn đề kinh doanh nhiều hơn là vấn đề nguồn vốn, tín dụng.
Sự sụt giảm đơn hàng, dẫn đến doanh thu giảm và biên lợi nhuận thu hẹp làm cho nhu cầu vốn lưu động và vốn đầu tư thấp. Do đó, các giải pháp chính sách nên tập trung vào hỗ trợ lãi suất hoãn, giãn nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn thay vì chỉ tập trung vào giải ngân vốn mới, tăng trưởng tín dụng.
Theo vị chuyên gia này, riêng với ngành bất động sản đó là vấn đề khả năng hấp thụ vốn thấp do cả vấn đề kinh doanh (đầu ra và pháp lý). Thực tế, chi phí vốn trong giá thành bất động sản chỉ chiếm từ 5-7% trong khi biên lợi nhuận cao.
Hiệu quả sử dụng vốn bao gồm vốn tự có và vốn vay, trong điều kiện bình thường ở khoảng 9-11% và đang có xu hướng giảm từ năm 2020 trở lại đây ở dưới mức này.
Ông Thuân nhận định: việc mở rộng kênh vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp vẫn là một thách thức lớn. Đối với tín dụng ngân hàng, cần thiết phải tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng việc triển khai nên có trọng tâm, trọng điểm nhằm giảm rủi ro phân bổ tín dụng theo các nhóm ngành có rủi ro cao hoặc đầu cơ là một thách thức của ngành. Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán chưa cao trong tương quan với các kênh huy động vốn trung, dài hạn khác và chủ yếu tập trung ở một số nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán.
Về huy động vốn qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đến nay đã phát hành khoảng 43 nghìn tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2023 sẽ phát hành khoảng 100 nghìn tỷ đồng và sẽ tiếp tục là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng.
Việc mở rộng kênh vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp còn qua các kênh vốn khác như vay nước ngoài, các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA), huy động vốn qua hình thức hợp tác đầu tư, vốn thu được từ chuyển nhượng dự án, mua bán sáp nhập (M&A)...
Ông Thuân cũng chỉ ra, cần phải cải thiện của thị trường chứng khoán. Đồng thời, cải thiện chức năng đầu tư và qua đó phát huy vai trò kênh dẫn vốn trung – dài hạn của thị trường chứng khoán. Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nên chấp nhận sự phân biệt về lãi suất để qua đó hình thành đường cong lãi suất và là chất xúc tác để phát huy chức năng đầu tư của thị trường vốn; khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn.
Cùng đó, nên tiếp tục hoàn thiện khung chính sách theo hướng phân luồng với các điều kiện được thiết kế theo các loại hình phát hành và đối tượng nhà đầu tư khác nhau. Kênh trái phiếu chào bán đại chúng nên được tập trung phát triển theo hướng minh bạch hơn và thông thoáng hơn.
Nhận định về những rủi ro, thách thức chính năm 2023-2024, Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính- tiền tệ Quốc gia cho biết, kinh tế thế giới suy thoái nhẹ, cục bộ. Thị trường xuất khẩu và đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại; du lịch quốc tế phục hồi chậm so với các nước.
Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất đang giảm nhưng còn cao; rủi ro thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế tăng, tác động tiêu cực đến Việt Nam; giải ngân Chương trình phục hồi và đầu tư công chưa thể có đột phá; doanh nghiệp còn nhiều khó khăn (pháp lý, nguồn vốn, nhân sự, chi phí đầu vào và đầu ra, đơn hàng thu hẹp…
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng vẫn gặp nhiều thách thức; nợ xấu gia tăng; rủi ro thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cần thời gian xử lý.
Theo ông Lực, để thúc đẩy tăng trưởng cần nghiêm túc thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết sách gần đây của Quốc hội và Chính phủ. Bên cạnh đó, thúc đẩy các động lực tăng trưởng gồm: đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; kích cầu tiêu dùng nội địa; kích cầu du lịch; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Cùng đó, tiếp tục phối hợp chính sách hiệu quả nhằm giảm lãi suất, bình ổn tỷ giá, giá hàng hóa thiết yếu và các thị trường tài chính, xây dựng, bất động sản, lao động…Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào và tìm đầu ra, giữ chân người lao động; hoàn thiện thể chế, chú trọng khâu thực thi và tháo gỡ rào cản, gồm cả thể chế phát triển kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng… ./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới thận trọng trước khi Fed và ECB đưa ra quyết định lãi suất
07:59' - 26/07/2023
Chứng khoán Âu - Mỹ hầu hết đều tăng điểm theo hướng thận trọng trong phiên 25/7, khi giới đầu tư chờ đợi các quyết định về lãi suất của hai ngân hàng trung ương lớn.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á: Nhà đầu tư kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc
18:18' - 25/07/2023
Các sàn chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên giao dịch chiều ngày 25/7.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 25/7: Lực đẩy từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản
16:21' - 25/07/2023
Một vài đợt đẩy từ nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng đã giúp chỉ số có thời điểm lên gần mốc 1.200 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 25/11
10:17' - 25/11/2024
Hôm nay 25/11, có 2 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn. Đây là 2 mã cổ phiếu tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư gồm: KBC, MVN.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm
10:14' - 25/11/2024
Các TTCK châu Á đồng loạt tăng điểm sáng 25/11, sau khi nhà quản lý quỹ Scott Bessent được chọn làm Bộ trưởng Tài chính tiếp theo của Mỹ, người được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các thị trường.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: 14 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần này
09:50' - 25/11/2024
Trong tuần này từ ngày 25-29/11, có 14 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có những doanh nghiệp mà cổ phiếu là tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán như: BMI, BID, VSF...
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 25/11
09:08' - 25/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm HDG, VRE và MWG.
-
Chứng khoán
Nhận diện nguyên nhân chứng khoán có 1 năm biến động trong biên độ hẹp
10:53' - 24/11/2024
Thị trường chứng khoán đã có 1 năm biến động trong biên độ hẹp, dưới áp lực bán ròng đột biến của khối ngoại, áp lực tỷ giá, áp lực dòng tiền của nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn là bất động sản...
-
Chứng khoán
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới (từ 25-29/11): trả cổ tức cao nhất 35%
07:44' - 24/11/2024
Trong tuần tới từ ngày 25-29/11, có 16 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó MSH và HTL trả cổ tức cao nhất 35% trong khi PSP trả cổ tức thấp nhất 2%.
-
Chứng khoán
Cập nhật mới nhất tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng “big four”
07:40' - 24/11/2024
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có hiệu lực đến ngày 25/11, khối ngoại đang sở hữu tỷ lệ như thế nào tại BID, CTG và VCB.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tiếp tục thăng hoa
13:41' - 23/11/2024
Chỉ số Dow Jones đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, nối dài đà tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống ở cường quốc này.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán trở lại trạng thái thanh khoản thấp
16:11' - 22/11/2024
Sau 2 phiên hồi phục mạnh với dòng tiền chảy vào thị trường tăng lên, nhà đầu tư chứng khoán hôm nay lại do dự giải ngân khiến thanh khoản giảm mạnh và chỉ số “loanh quanh” vùng tham chiếu.