Doanh nghiệp phục hồi sản xuất đồng bộ với chống dịch an toàn
Do đó, việc phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế không thể khôi phục theo cục bộ từng địa phương mà cần phải có chính sách đồng bộ, nối lại các chuỗi cung ứng, sản xuất.
Tỉnh Long An có hơn 13.000 doanh nghiệp thì có đến hơn 12.000 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Trong tháng 8/2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của địa phương giảm 20,86% so với cùng kỳ. . Hoạt động thương mại cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2021 của Long An chỉ đạt hơn 4.500 tỷ đồng, giảm 40,38% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, Long An đã ban hành kế hoạch khôi phục sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong khu vực cho phép các nhà máy, xí nghiệp sản xuất trở lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chỉ có một số nhóm doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu và doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu được phép hoạt động trở lại. Các nhóm doanh nghiệp này cũng phải tuân thủ quy định rất nghiêm ngặt như chỉ được sử dụng tối đa 50% lao động so với bình thường; lao động phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và phải đang sinh sống trên địa bàn. Trong quá trình làm việc phải xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần; doanh nghiệp phải tổ chức phương tiện đưa đón lao động đảm bảo đi từ nơi ở đến nơi làm việc... Các doanh nghiệp cho rằng, việc Long An cho phép hoạt động sản xuất trở lại là tín hiệu rất đáng mừng trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ Long An mở cửa thì cũng không thể phục hồi được, sản xuất, kinh doanh cần phải hoạt động theo các chuỗi liên kết, cung ứng. Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đồng Tâm Group, Chủ tịch Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: “Không phải cứ mở ra là doanh nghiệp có thể sản xuất được ngay. Bởi vì nó còn liên quan đến một chuỗi, nhiều thứ kèm theo như nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện, bao bì, sửa chữa… Long An cho doanh nghiệp hoạt động, nhưng nguyên liệu, phụ tùng nằm ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh… và tùy tình hình mỗi địa phương có chính sách chống dịch khác nhau. Để khôi phục kinh tế phải có chính sách chung từ mở cửa nhà máy, vận tải lưu thông hàng hóa, như vậy các chuỗi liên kết sản xuất mới hoạt động được.Cùng quan điểm trên, ông Võ Thanh Tú, Giám đốc Công ty Hòa Thành Long An, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Long An cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện nay như chết lâm sàng, tinh thần công nhân sản xuất “3 tại chỗ” cũng không ổn định. Đối với việc sản xuất cần phải có cả một chuỗi kết nối từ nguyên vật liệu, phụ tùng, vận tải… thì doanh nghiệp mới có thể khôi phục hoạt động.
Đôi khi trong quá trình hoạt động, máy móc hư hỏng cần thay thế một chi tiết nhỏ nhưng phải cần người, thiết bị từ Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương… mới có thể sửa chữa để vận hành. Người lao động cũng vậy, nhiều khi chỉ thiếu một người cũng ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất.
Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn có một cơ chế, chính sách chung để phục hồi kinh tế. Các tỉnh, thành phố trong khu vực cùng với Thành phố Hồ Chí Minh phải tạo nên một sự kết nối đông bộ, từ đó mới có thể tạo đòn bẩy để phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Chủ tịch Hội đồng quản trị Đồng Tâm Group - Võ Quốc Thắng nêu đề xuất: Ngay thời điểm này, rất cần những chính sách kịp thời, với mục tiêu rõ ràng, quy định tiêu chí cụ thể, nhằm định hướng và kích thích doanh nghiệp tham gia xây dựng kế hoạch tái sản xuất. Đồng thời, cần có chính sách vận hành lại toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề, hướng đến phục hồi toàn diện nền kinh tế. Chính sách tái sản xuất cũng đảm bảo hài hòa và quan trọng phải có tính kích thích sự vận hành đồng bộ của cả nền kinh tế, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề. Cũng giống như các bộ phận trên cùng một cơ thể, không bộ phận nào quan trọng hơn bộ phận nào. Tất cả bộ phận đều vận hành mới tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh và khỏe mạnh. Trong quá trình vận hành cần sẵn sàng đối mặt với thách thức, đồng thời đảm bảo các tiêu chí về an toàn trước dịch bệnh. Điều này cần sự ủng hộ, đồng hành của chính quyền, doanh nghiệp và cả người lao động trong việc ban hành các tiêu chí phòng, chống dịch, cam kết thực hiện với phương châm “Doanh nghiệp tái sản xuất và chống dịch an toàn, hiệu quả” Bên cạnh đó, ông Võ Quốc Thắng cũng đề nghị chính quyền cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các giải pháp an toàn như xây dựng bản đồ COVID-19 toàn quốc phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương giữa các địa phương cả nước trong điều kiện mới; các chính sách di chuyển giữa các vùng xanh – vàng – đỏ trong một địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác cần rõ ràng và đồng bộ; nhanh chóng triển khai thực hiện đồng bộ chính quyền điện tử tại các địa phương…. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An - ông Nguyễn Văn Út, Long An xác định quan điểm rất rõ là tự thân không thể phát triển được mà phải có sự liên kết của vùng, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh. Nếu Tp. Hồ Chí Minh chưa kiểm soát được dịch, kinh tế chưa phục hồi thì Long An cũng rất khó trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Do đó trước mắt, Long An mới chỉ có chính sách để phục hồi, tháo gỡ khó khăn bước đầu trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Tỉnh cũng đang xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế, gắn với phòng, chống dịch bệnh. Trong giai đoạn từ nay đến hết tháng 10/2021 sẽ tập trung khắc phục những khó khăn do dịch bệnh; định hướng những nhiệm vụ, giải pháp cho phát triển kinh tế trong thời gian trước mắt. Giai đoạn hai bắt đầu từ đầu tháng 11/2021, dự kiến toàn bộ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vaccine từ đủ 14 ngày và cơ bản đáp ứng các điều kiện của trạng tháng bình thường mới, tỉnh sẽ mở ra các khung để phát triển kinh tế mạnh hơn, các hoạt động còn khống chế trước đó sẽ dần được tháo gỡ. Trong quá trình thực hiện, Long An xác định phải gắn với sự phát triển chung của khu vực và Tp. Hồ Chí Minh./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Long An không ban hành quy định riêng về "thẻ xanh", "thẻ vàng"
16:17' - 17/09/2021
Hiện nay, Long An vẫn sử dụng các ứng dụng như sổ sức khỏe điện tử, Bluezone, giấy xác nhận tiêm vaccine… để quản lý người dân, phục vụ công tác phòng, chống dịch.
-
Hàng hoá
Long An đảm bảo thông quan hàng hóa, nông sản kịp thời, an toàn
15:05' - 13/09/2021
Tất cả hàng hóa, nông sản xuất, nhập khẩu, quá cảnh và việc trao đổi mua bán của cư dân biên giới, được giao nhận tại cột mốc - khu vực vùng đệm và thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An đặt mục tiêu hết tháng 9 giải ngân 70% vốn đầu tư công
11:17' - 09/09/2021
Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công còn rất thấp, UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các chủ đầu tư, các đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An: Cần thêm gần 2.400 tấn gạo hỗ trợ cho công nhân, lao động tự do
18:53' - 05/09/2021
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Long An, UBND tỉnh vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị hỗ trợ gạo cho công nhân, người lao động tự do đang tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Azerbaijan trao đổi và thống nhất 17 lĩnh vực hợp tác tiềm năng
16:47'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov chủ trì Khóa họp lần thứ 3 UBLCP Việt Nam - Azerbaijan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật .
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội đầu tư “xanh hóa” ngành điện và năng lượng sạch
15:50'
Sự phát triển của Việt Nam yêu cầu ngành điện và các tổ chức liên quan phải đáp ứng đồng bộ và đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành lẫn nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. HCM tìm lời giải cho tăng trưởng công nghiệp
15:05'
Ngày 17/7, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc tế (BCEC), Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Động lực phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Từ tiềm năng đến hành động”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.