Doanh nghiệp thủy sản đề xuất tháo gỡ vướng mắc về chính sách
Thủy sản là lĩnh vực được được Chính phủ đặc biệt quan tâm và xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản về mặt chính sách, quy định ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, rào cản hành chính trong quy định hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu dành cho doanh nghiệp thủy sản” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) phối hợp Cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17/9.
Ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vasep thông tin, ngành thủy sản Việt Nam có gần 700 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp và hàng trăm cơ sở sản xuất gia đình quy mô nhỏ gắn liền với sinh kế của hàng triệu nông dân, ngư dân trên toàn quốc. Trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp trong hiệp hội đã nỗ lực không ngừng để đưa Việt Nam vươn lên trở thành Top 3 quốc gia sản xuất và cung ứng thực phẩm thủy sản hàng đầu thế giới với nhiều mặt hàng có giá trị và uy tín cao như tôm, cá tra, cá ngừ. Thủy sản cũng nằm trong nhóm 10 ngành hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước.Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam là được Chính phủ, ngành nông nghiệp quan tâm với các mục tiêu và kế hoạch phát triển lớn. Các doanh nghiệp thủy sản đều chủ động đầu tư phát triển công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị cao và không ngừng mở rộng thị trường.
Ngoài ra, với các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, mặt hàng thủy sản được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên theo ông Trương Đình Hòe, vẫn còn rất nhiều bất cập trong các văn bản, quy định, thủ tục hành chính áp dụng cho ngành thủy sản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản chung của cả nước. Ghi nhận của Vasep, từ đầu năm 2020 đến nay, Hiệp hội đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về bất cập của quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu liên quan đến Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007. Theo đó, doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch nước ngoài in trên bao bì hàng hóa khi xuất khẩu phải có giấy ủy quyền sử dụng mã số mã vạch từ doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó là giấy xác nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Trên thực tế, quy định này đưa ra không có căn cứ pháp lý trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 cũng như không có quy định tương tự tại nhiều quốc gia đang có quan hệ thương mại với Việt Nam. Bên cạnh đó, thủ tục này hiện làm bằng hồ sơ giấy, chưa triển khai đăng ký qua mạng gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp.”, ông Hòe nhấn mạnh. Bất cập khác là, trong thủ tục hành chính là việc nộp thuế phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công, sản xuất, xuất khẩu cho hai cơ quan quản lý nhà nước về thuế của Bộ Tài chính. Theo các doanh nghiệp, trước đây cả thuế phế liệu phế phẩm dư thừa và thuế thu nhập doanh nghiệp đều được nộp cho chi cục thuế địa phương. Nhưng, từ tháng 6/2018 đến nay, các loại thuế này nộp cho cơ quan hải quan, trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn nộp cho chi cục thuế địa phương. "Chính vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài Chính xem xét sửa đổi các văn bản liên quan theo hướng cho phép doanh nghiệp kê khai và nộp tất cả khoản thuế liên quan đến phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu cho cơ quan thuế nội địa. Điều này giúp đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và thời gian phát sinh không cần thiết cho doanh nghiệp, cũng là giảm lãng phí các nguồn lực chung của xã hội", một doanh nghiệp nêu quan điểm. Một vấn đề khác được nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản phản ánh là việc xác định sản phẩm “sơ chế” và “chế biến” trong ngành thủy sản chưa được rõ ràng, cụ thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, đến nay chưa có định nghĩa rõ ràng để phân biệt thủy sản sơ chế và chế biến nên rất nhiều trường hợp cơ quan thuế mặc định áp thuế thu nhập doanh nghiệp thủy sản là 20% trong khi quy định thuế thu nhập doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉ là 0 - 15% (tùy địa điểm đặt nhà máy).Bà Đỗ Thị Việt Hoa, Giám đốc kinh doanh Tổng Công ty thủy sản Việt Nam chia sẻ, công ty có một nhà máy chế biến đặt tại Cà Mau là khu vực kinh tế khó khăn, thuộc diện được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên mới đây công ty nhận được thông tin phải đánh giá lại mức thuế thu nhập doanh nghiệp vì sản phẩm của nhà máy là sơ chế chứ không phải chế biến.
Theo thông tin từ cơ quan thuế thì nếu kết luận đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp là sơ chế thì công ty sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% và phải nộp cả khoản truy thu chênh lệch của những năm trước. Đó là khoản tiền rất lớn đối với doanh nghiệp trong khi việc xác định sản phẩm là sơ chế hay chế biến lại không có cơ sở rõ ràng chính là bất lợi lớn cho doanh nghiệp. “Chúng tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành văn bản mang tính pháp quy xác định rõ các tiêu chí công nhận mặt hàng thủy sản chế biến. Đồng thời, kiến nghị Bộ Tài chính công nhận các hoạt động chế biến sản phẩm tươi sống để xuất khẩu, chế biến sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín, chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng đều được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 96/2015/TT-BTC”, bà Hoa kiến nghị. Theo các doanh nghiệp, quá trình xây dựng, ban hành, điều chỉnh các chính sách của các Bộ, ngành cần lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp để đánh giá tác động cũng như tính khả thi.Mặt khác, các đơn vị cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong việc đưa ra các văn bản, chính sách. Quản lý nhà nước là cần thiết nhưng cần dựa trên nguyên tắc quản trị rủi ro, vừa đảm bảo vai trò quản lý của cơ quan chức năng vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, từ đó đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Gia Lai xuất khẩu 100 tấn chanh leo đầu tiên sang EU theo EVFTA
15:21' - 16/09/2020
Trong 5 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam đã tăng hơn 300%, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA
12:07' - 16/09/2020
Ngày 16/9, tại Gia Lai, lô cà phê đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang thị trường EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
-
DN cần biết
12 doanh nghiệp Việt được xuất khẩu trở lại thủy sản đánh bắt vào Saudi Arabia
21:46' - 14/09/2020
Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Saudi Arabia (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lô tôm đầu tiên sang EU theo Hiệp định EVFTA
15:02' - 11/09/2020
Sáng 11/9, Bộ NN PTNT phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận và đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam tổ chức Lễ xuất khẩu lô sản phẩm tôm đông lạnh đi một số nước châu Âu.
-
DN cần biết
Đảm bảo các quy định về chứng nhận gạo thơm xuất khẩu vào EU
17:19' - 10/09/2020
Để hưởng ưu đãi hạn ngạnh 30.000 tấn gạo thơm xuất xuất khẩu vào EU, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.