Doanh nghiệp và FTA - Bài 3: “Đòn bẩy” thúc đẩy tăng trưởng
Hiện xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới. Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng là “đòn bẩy” để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may xác định tận dụng cơ hội từ các FTA là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.
* Tận dụng hiệu quả các FTA Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, Việt Nam đã tham gia tới 16 FTA với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó 12 FTA đã ký kết và có hiệu lực đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cao so với thời điểm trước khi có FTA. Dệt may là một trong những mặt hàng đã tận dụng hiệu quả các FTA.Các Hiệp định thương mại tự do đã đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu dệt may thời gian gần đây. Cụ thể, FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực vào năm 2015, thì ngay năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2015. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm trước và năm 2018 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 24,9%.
FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực vào tháng 10/2016 cũng đã giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga tăng từ mức 84,8 triệu USD năm 2015 lên khoảng 172 triệu USD năm 2017 và 180 triệu USD vào năm 2018.
Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2019, ngành dệt may tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và mở rộng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,061 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2018.Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, thông thường Tổng công ty chỉ nhận được đơn hàng trước 3 tháng, nhưng ngay từ đầu năm 2019, các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, EU, Nhật Bản đã đặt hàng đến hết tháng 8. Điều này cho thấy, thị trường có tín hiệu tốt, thêm nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp sản xuất.Theo ông Vũ Đức Giang, dự kiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ nay đến cuối năm có tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch ước đạt 16-18 tỷ USD, góp phần đưa ngành đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm 40 tỷ USD. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến hết năm nên khả năng hoàn thành mục tiêu của ngành dệt may là rất khả quan.Thực tế cho thấy thuận lợi trong xuất khẩu của ngành dệt may đã được Hiệp hội Dệt May Việt Nam sớm dự báo khi ngay từ cuối quý I, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III, thậm chí là hết năm.* Cơ hội mới cho hàng xuất khẩuVề tác động của các Hiệp định thương mại tự do với ngành dệt may, các chuyên gia cho rằng tham gia hàng loạt các FTA; trong đó, có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra những cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, nhất là dệt may được coi là một trong những ngành mũi nhọn, có nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Bởi tham gia hiệp định, dòng thuế suất bằng 0%, khi đó, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá.Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đó cũng là động lực để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Từ đó, thiết lập sự liên kết trong chuỗi dệt – may hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Mặt khác, nhờ có CPTPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng sẽ quan tâm tìm hiểu và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới ở khu vực Nam Mỹ.
Ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh, lợi thế nổi bật mà dệt may Việt Nam có được từ CPTPP là mức thuế quan được cắt giảm sâu và nhanh, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, việc khai thác ưu đãi thuế là không dễ bởi muốn được ưu đãi phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như nguyên tắc xuất xứ rất khắt khe.Nhưng với năng lực, trình độ hiện nay, các tiêu chuẩn kỹ thuật không phải là vấn đề lớn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vấn đề yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, nghĩa là từ công đoạn kéo sợi, dệt nhuộm vải đều phải thực hiện trong khu vực CPTPP là thách thức vì Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu ngoài khu vực CPTPP.
Do vậy, việc giải quyết nguồn nguyên liệu sẽ là bài toán không đơn giản với ngành dệt may Việt Nam.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan Tp. Hồ Chí Minh cho biết, dù đã chuẩn bị cho CPTPP nhưng để có thể tận dụng được lợi thế thì doanh nghiệp chưa đáp ứng được.Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu những nội dung liên quan tới ngành từ CPTPP về quy định, thủ tục hải quan, logistics của các nước, đồng thời bản thân doanh nghiệp ý thức tự vươn lên và liên kết để nâng cao chất lượng sản xuất.
Hơn nữa, Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng, giảm thiểu thủ tục hành chính để tránh được sự "lép vế" của doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà. Nếu có sự cộng hưởng như vậy, doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng tốt những ưu thế mà CPTPP mang lại.
Ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho rằng, với các FTA, CPTPP và EVFTA, nếu như không cẩn trọng và có bước đi thích hợp, doanh nghiệp Việt sẽ phải nhường thị phần cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có lợi thế hơn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, con người.
Khi đó, nhiều doanh nghiệp FDI sẽ thiết lập chuỗi sản xuất từ sợi - vải - may mặc tại Việt Nam, vừa tận dụng các lợi thế miễn giảm thuế từ các FTA, vừa tránh, giảm ảnh hưởng nếu có rủi ro kịch bản căng thẳng thương mại với Mỹ trong tương lai.
Nếu như vậy, kịch bản tăng trưởng của toàn ngành dệt may vẫn đảm bảo, chỉ có tăng trưởng khu vực doanh nghiệp nội là đáng quan ngại. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đưa ra các giải pháp cụ thể với từng kịch bản thị trường, đồng thời liên kết chuỗi để cùng vượt qua những biến động của thị trường.
Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) ông Trần Thanh Hải chia sẻ, quy tắc xuất xứ của CPTPP, EVFTA tuy chặt chẽ, nhưng vẫn có những điều khoản linh hoạt giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước dần thích ứng.
Theo đó, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi biến động thị trường. Bộ Công Thương luôn đồng hành với doanh nghiệp; trong đó nỗ lực khơi thông những hàng rào phi thuế quan
đàm phán hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu.
Để thuyết phục được các thị trường mới có nhu cầu hàng hóa chất lượng cao, doanh nghiệp Việt Nam phải có sự đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng các thương hiệu và tạo được giá trị riêng.Việc này cần có thời gian và nguồn lực về tài chính, con người cũng xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất để khai thác hiệu quả các ưu đãi về thuế quan, không chỉ CPTPP mà còn trong tất cả các FTA đang và sắp có hiệu lực./.
Bài 4: Hỗ trợ tối đa việc cấp C/O cho doanh nghiệpXem thêm:
>>Nga - thị trường hứa hẹn cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam
>>CPTPP sẽ là "cú hích" cho dệt may thâm nhập thị trường Canada
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Thúc đẩy xanh hóa ngành dệt may Việt Nam
14:02' - 07/05/2019
WWF-Việt Nam và Vitas đã phối hợp và triển khai Dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP sẽ tạo ra “cú hích” cho ngành dệt may Việt Nam
17:09' - 10/04/2019
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự báo sẽ tạo ra “cú hích” cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may quy tụ hơn 1.000 doanh nghiệp
12:59' - 10/04/2019
Sáng 10/4, Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt và May, Thiết bị và nguyên phụ liệu 2019 (SAIGON TEX & SAIGON FABRIC) đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may chủ động ứng phó khi có biến động
14:27' - 05/04/2019
Quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 7,3 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành đã đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm nay.
-
Xe & Công nghệ
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD
07:05' - 11/03/2019
Với việc tận dụng Hiệp định CPTPP, EVFTA và thắng lợi năm 2018, ngành dệt may xác định mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 40 tỷ USD năm 2019, đồng thời sẵn sàng đối phó thách thức.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn viễn thông Pháp ký thỏa thuận trải nghiệm sớm sản phẩm của OpenAI
08:55'
Tập đoàn viễn thông Orange (Pháp) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty OpenAI, theo đó Orange sẽ được quyền tiếp cận các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty này trước khi phát hành chính thức.
-
Doanh nghiệp
Microsoft đối mặt điều tra chống độc quyền quy mô lớn
08:33'
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ngày 27/11 đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền quy mô lớn đối với Microsoft.
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57' - 27/11/2024
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29' - 27/11/2024
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35' - 27/11/2024
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30' - 27/11/2024
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27' - 27/11/2024
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30' - 27/11/2024
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02' - 27/11/2024
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).