Doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng gì khi ECOWAS cấm vận kinh tế Mali?
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước thành viên đã tổ chức cuộc họp bất thường tại thủ đô Accra, Ghana (Ga-na) hôm 9/1 để thảo luận về tình hình chính trị ở Mali và đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia này, do Mali không tôn trọng lịch trình bầu cử tổng thống theo kế hoạch, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022, để chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Và ngày 10/1, chính quyền Mali cũng đáp trả các biện pháp trừng phạt này bằng việc quyết định triệu hồi Đại sứ tại các quốc gia thành viên khác của ECOWAS, đồng thời đóng cửa biên giới trên bộ và trên không với các quốc gia liên quan.
Theo đó, các biện pháp trừng phạt này bao gồm đóng cửa biên giới trên đất liền và không phận giữa các nước ECOWAS và Mali, đình chỉ tất cả các giao dịch tài chính và thương mại giữa các nước thành viên ECOWAS với nước này trừ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, thuốc tân dược, trang thiết bị y tế (trong đó có thuốc điều trị COVID-19), các sản phẩm dầu mỏ và điện.
Bên cạnh đó, ECOWAS cũng phong tỏa tài sản của Mali tại các ngân hàng trung ương và thương mại của tổ chức này, tạm ngừng mọi hoạt động hỗ trợ tài chính của các ngân hàng ECOWAS như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tây Phi (BIDC) và Ngân hàng Phát triển Tây Phi (BOAD) đối với Mali. ECOWAS cho biết tất cả các nước thành viên của tổ chức này sẽ lập tức rút các đại sứ của họ về nước.
Lệnh trừng phạt này có hiệu lực ngay lập tức. Trước đó, năm 2020, ECOWAS đã từng áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Mali bằng những biện pháp tương tự sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự vào ngày 18/8/2020 với việc bắt giữ Tổng thống và Thủ tướng đương nhiệm. Khi đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế đã gây đình trệ hoạt động thanh toán quốc tế cũng như gián đoạn khâu vận tải do Mali không có cảng biển phải sử dụng các cảng quá cảnh của Senegal, Côte d'Ivore và Benin.Sau 47 ngày cấm vận, đến ngày 6/10/2020, ECOWAS đã tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Mali khi Chính phủ lâm thời nước này cam kết thực hiện kế hoạch chuyển tiếp quyền lực cho chính quyền dân sự trong thời gian 18 tháng.
Về quan hệ thương mại Việt Nam-Mali, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 13,08 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 23,89 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm dầu thô, xi măng, hải sản, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo…Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là bông các loại, hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép… Năm 2020, Việt Nam đã có doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu cũng như thông quan hàng hóa với khách hàng Mali trong thời gian nước này chịu lệnh cấm vận.
Theo Tham tán Hoàng Đức Nhuận, với các biện pháp trừng phạt mới năm 2022 này, dự báo hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường này có thể sẽ gặp các vấn đề tương tự do lệnh đóng cửa biên giới trên bộ với các nước láng giềng cũng như các biện pháp phong tỏa giao dịch ngân hàng quốc tế tại Mali.Để tránh các rủi ro, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Mali khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát tình hình chính trị tại Mali, trao đổi kỹ với đối tác, nhất là khâu thanh toán, vận chuyển hàng qua biên giới với Mali trong bối cảnh ECOWAS áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế với nước này, ông Hoàng Đức Nhuận nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mali tạm ngừng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
14:07' - 22/12/2021
Việc tạm ngừng xuất khẩu nhằm phòng ngừa khủng hoảng ngũ cốc đang diễn ra trên thị trường thế giới và bảo vệ sản xuất trong nước cũng như các tầng lớp dân chúng dễ bị tổn thương nhất tại Mali.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát chính thức không bị EU áp thuế chống bán phá giá
21:30' - 18/07/2025
Việc thép HRC của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá phản ánh năng lực nội tại và kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Hòa Phát.
-
DN cần biết
Xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả cho các loại trái cây tiềm năng
17:20' - 18/07/2025
Ngành nông nghiệp cần định vị, nâng tầm giá trị và kim ngạch xuất khẩu cho các loại trái cây tiềm năng khác như chanh dây, chuối, dứa, dừa.
-
DN cần biết
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
11:02' - 18/07/2025
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4
18:59' - 16/07/2025
Bộ Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4 (GDTE 2025), diễn ra từ ngày 23-29/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Xúc tiến thương mại bài bản giúp hàng Việt chinh phục thị trường Hoa Kỳ
16:06' - 16/07/2025
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật, thuế quan và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
-
DN cần biết
Nhà máy tại Việt Nam: "Cứ điểm" xuất khẩu quan trọng của Kumho Tire
15:11' - 16/07/2025
Đối với Kumho Tire, nhà máy tại Việt Nam là cơ sở tiên phong cho hoạt động xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu.
-
DN cần biết
Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
11:26' - 16/07/2025
Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an đã diễn ra tại Hà Nội.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
17:06' - 15/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế đồ đựng nhôm xuất xứ Việt Nam
16:53' - 15/07/2025
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nói trên rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.