Doanh số bán lẻ ở Hàn Quốc gia tăng trong tháng 7/2022
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, doanh số bán lẻ ở Hàn Quốc trong tháng 7/2022 đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19 được nới lỏng và người dân tăng cường các hoạt động ngoài trời.
Theo số liệu do Bộ trên tổng hợp, doanh số bán hàng của 25 nhà bán lẻ (bao gồm cả truyền thống và trực tuyến) đạt 14.170 tỷ won (10,48 tỷ USD) vào tháng 7/2022, so với mức tương ứng 12.900 tỷ won của một năm trước đó, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ năm liên tiếp.Doanh số bán hàng từ các cửa hàng truyền thống của Hàn Quốc trong tháng 7/2022 đã tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt là các cửa hàng bách hóa đã chứng kiến doanh số bán hàng của họ tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu đối với hàng hóa xa xỉ, quần áo và các mặt hàng thời trang khác ghi nhận sự tăng trưởng vững chắc.
Doanh thu của các cửa hàng tiện lợi cũng tăng 10,4% trong tháng Bảy nhờ sự nhu cầu thực phẩm và các mặt thiết yếu hàng hàng ngày. Dữ liệu cho thấy, doanh số của các chuỗi cửa hàng giảm giá như E-mart và Lotte Mart, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh nhu cầu về đồ gia dụng đang giảm dần, trong khi doanh số bán hàng của các siêu thị nhỏ hơn giảm 3,6%. Doanh số bán hàng từ các nền tảng kinh doanh trực tuyến đã tăng 7,3% so với một năm trước đó, do xu hướng mua sắm không tiếp xúc tiếp tục lan rộng trong bối cảnh đại dịch kéo dài. Nhu cầu về mỹ phẩm thông qua các nền tảng trực tuyến tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái khi mọi người tiếp tục các hoạt động ngoài trời. Dữ liệu cho thấy doanh số bán thực phẩm và đồ uống cũng tăng 14,7%, trong khi doanh số bán đồ gia dụng và các thiết bị điện tử khác giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, các nền tảng trực tuyến chiếm 47,63% tổng doanh số bán hàng trong tháng Bảy. Hàn Quốc đã trải qua một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới kể từ cuối tháng 7/2022, sau một tháng phong tỏa xã hội sau đợt lây nhiễm tồi tệ nhất tại nước này.Tuy nhiên, Chính phủ đã quyết định không áp dụng lại các quy định nghiêm ngặt về chống dịch, chẳng hạn như lệnh giới nghiêm và giới hạn các cuộc tụ tập riêng tư, để hỗ trợ mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
Tất cả các trường học tại Hàn Quốc đã tiếp tục học trực tiếp và nhiều công ty đã chấm dứt chính sách làm việc từ xa./.
- Từ khóa :
- hàn quốc
- bán lẻ
- ngành bán lẻ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng phân bổ lao động nước ngoài trong lĩnh vực chăn nuôi và làm vườn
11:54' - 01/09/2022
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) ngày 31/8 cho biết đã tăng phân bổ lao động nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp của năm 2022 lên mức gần 10.000 người.
-
Ô tô xe máy
Mỹ phản ứng tích cực trước đề xuất của Hàn Quốc về vấn đề trợ cấp ô tô điện
11:05' - 01/09/2022
Mỹ đã đưa ra phản ứng tích cực đối với đề xuất của Hàn Quốc về việc thiết lập một kênh chính thức để thảo luận về những quan ngại của nước này đối với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tập đoàn Lotte, Hàn Quốc
13:26' - 31/08/2022
Sáng 31/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Lotte, ông Shin Dong-bin đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.