Doanh thu ngành công nghiệp cao su tiếp tục giảm
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, được tổ chức ở Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15/1.
Theo ông Trần Thoại, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các ngành chính khác của Tập đoàn đều tăng nhưng chưa bù đắp được mức giảm của sản phẩm mủ cao su, lượng gỗ cao su thanh lý được dự báo tăng nên có khả năng giá gỗ cao su thanh lý sẽ giảm.
Đồng thời, các công ty ngoài ngành sản xuất chính sẽ hoàn tất thoái vốn, làm giảm doanh thu toàn Tập đoàn.
"Liên tiếp trong vài năm gần đây, giá cao su thiên nhiên thế giới giảm mạnh đã trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Dù đã nỗ lực hết sức và có các dự báo, phương án ngay từ đầu năm nhưng doanh thu cả năm 2015 của Tập đoàn chỉ đạt 98% kế hoạch. Giá bán cao su bình quân năm 2014 đạt 37,3 triệu/tấn, đến năm 2015 chỉ còn khoảng 30,5 triệu/tấn", ông Thoại cho biết.
Năm 2016, dự kiến doanh thu của Tập đoàn là 17.800 tỷ đồng, tương đương 84% so với thực hiện năm 2015; lợi nhuận dự kiến đạt 2.570 tỷ đồng và nộp ngân sách 1.300 tỷ đồng. Căn cứ vào năng lực vườn cây cao su, Tập đoàn chủ trương giảm sản lượng khai thác để giữ giá, công suất nhà máy và khả năng thị trường được xác định theo từng nhóm ngành hàng.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, với giá bán từ gần 52 triệu đồng/tấn năm 2013, xuống còn hơn 37 triệu/tấn năm 2014 và chỉ còn 30 triệu/tấn năm 2015 trong năm qua cao su Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc “thắt lưng buộc bụng” trong toàn Tập đoàn là việc cần phải làm.
Tuy nhiên, Tập đoàn cần tận dụng tối đa thế mạnh của mình với các sản phẩm khác như chế biến gỗ, các sản phẩm sau cao su, thủy điện… Những ngành này có tiềm năng rất lớn và thực tế năm qua đã đem về doanh thu không nhỏ cho Tập đoàn.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng lưu ý Tập đoàn nên tập trung vào các thị trường xuất khẩu có tiềm năng lớn như Nhật Bản. Thị trường này có thể nhập khẩu 200.000 tấn mủ cao su chất lượng trong khi Việt Nam chỉ mới xuất được 700 tấn theo các tiêu chí của họ.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc cũng cần được chú trọng khi chiếm hơn 50% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình khó khăn này cũng là cơ hội để ngành cao su tập trung vào công nghiệp cao su như chế biến gỗ, gỗ MDF, lốp ô tô, xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút nhà đầu tư…
Liên quan đến dự án phát triển cao su ở khu vực Tây Bắc, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam rà soát, đánh giá lại dự án này.
“Mặc dù diện tích cao su ở khu vực Tây Bắc không lớn, chỉ có 27.400 ha, chiếm khoảng 7-8% tổng diện tích trồng cao su của toàn Tập đoàn.Tuy nhiên, đây là dự án có ý nghĩa xã hội hết sức to lớn vì Tây Bắc là khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của cả nước. Do đó, Tập đoàn cần rà soát, đánh giá lại kết quả dự án này để có những đề xuất, hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước.”,Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành cao su Thái Lan "điêu đứng" khi kinh tế Trung Quốc suy giảm
11:29' - 15/01/2016
Chính phủ Thái Lan vừa cam kết sẽ hỗ trợ nông dân trồng cao su nhằm giảm thiểu những thiệt hại và thua lỗ do giá cả trên thị trường thế giới "lao dốc".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc mua gạo và cao su Thái Lan
14:45' - 04/12/2015
Đại diện Chính phủ Thái Lan vừa ký với đại diện Chính phủ Trung Quốc một bản ghi nhớ về việc bán một triệu tấn gạo mới thu hoạch và 200.000 tấn mủ cao su cho các công ty Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài học đắng từ phát triển nóng cao su
11:48' - 28/11/2015
Khi giá sốt, cao su phát triển. Cao su đã phát triển đến mức không chỉ vượt quy hoạch mà vượt ra khỏi vùng được quy hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ
07:33'
Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm với khách hàng Mỹ từ tuần sau.
-
Chuyển động DN
Phối hợp đảm bảo đồng bộ tiến độ các dự án điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
16:15' - 16/04/2025
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã họp về tình hình phối hợp đầu tư xây dựng giữa 2 Tổng công ty.
-
Chuyển động DN
Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
15:18' - 16/04/2025
Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".
-
Chuyển động DN
Tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
09:49' - 16/04/2025
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành có dung lượng lớn nhất Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Hermes thành tập đoàn hàng hiệu có vốn hóa lớn nhất thế giới
09:03' - 16/04/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/4, vốn hóa thị trường của Hermes chạm mốc 248,6 tỷ euro (khoảng 280,5 tỷ USD), giành vị trí tập đoàn xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
-
Chuyển động DN
Quảng Bình và Sun Group ký kết hợp tác chiến lược đầu tư phát triển
20:16' - 15/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã có buổi làm việc để ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển” (sau đây gọi là “Bản ghi nhớ”).
-
Chuyển động DN
Hậu Giang xúc tiến dự án nông nghiệp không chất thải với đối tác Singapore
19:24' - 15/04/2025
Chiều 15/4, UBND tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với các doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
-
Chuyển động DN
Công ty mỹ phẩm Hàn Quốc lên kế hoạch xây nhà máy tại Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
18:14' - 15/04/2025
Amorepacific dự kiến đầu tư vào các cơ sở sản xuất mô-đun và logistics tại Mỹ trong vòng 3-5 năm tới, nhằm tận dụng tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng của thị trường này.
-
Chuyển động DN
Viettel đặt mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2026
18:14' - 15/04/2025
Viettel hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ mạng lõi 5G, khẳng định vai trò vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa là nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ.