Đổi mới tư duy đào tạo nhân lực trong xu thế mới
Sáng 12/11, tại Bắc Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị đào tạo năm 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh tự chủ, đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, phát triển nông nghiệp sẽ theo hướng hiệu quả, bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu thị trường. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học cần đổi mới để phù hợp với xu hướng chuyển đổi nông nghiệp xanh, tuần hoàn, giảm phát thải. Đây cũng chính là cơ hội, thời cơ cho các trường trong đào tạo nhân lực.
Để nắm bắt cơ hội này, các cơ sở đào tạo phải đổi mới tư duy đào tạo trong xu thế mới. Đổi mới tư duy trong quản lý, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc mở rộng các ngành đào tạo, các môn học cũng cần có sự tích hợp để nâng cao trong hiệu quả kinh tế, chuyên môn, môi trường.
Trước yêu cầu tự chủ, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, có 3 nguồn thu cho các cơ sở đào tạo là: học phí, sản phẩm khoa học và vị thế của trường. Các trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuy nằm tại các tỉnh nhưng có vai trò, vị thế đại diện cho vùng. Mỗi trường đều có những lợi thế riêng, do đó, để tự chủ được các trường phải phát huy lợi thế này, thay vì chỉ quan tâm từ học phí.Chia sẻ về xu hướng đào tạo của trường, GS.TS Phạm Bảo Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang chia sẻ: là 1 trong 4 cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ, trường xác định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Đáp ứng nguồn nhân lực cho khu vực Tây Bắc, ngoài các ngành đào tạo truyền thống, trường đã chú trọng nguồn lực đào tạo cho các khu công nghiệp với các ngành học mới như: tự động hóa, cơ điện tử, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin. Đặc biệt, trên xu hướng thị trường cũng nằm trên địa bàn gần Trung Quốc nên trường cũng mở thêm ngôn ngữ Trung Quốc. Trường đã dần khẳng định được vị thế, thương hiệu trong đào tạo tiếng Trung.
Đứng trước yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hiện đại, thông minh, trường đang dần chuyển hướng đào tạo nông nghiệp thông minh, công nghệ cao và ứng dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Cũng về đào tạo về trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy sản nhưng hiện nay đào tạo phải gắn với kiến thức mới, công nghệ mới đáp ứng trực tiếp yêu cầu của hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ông Phạm Bảo Dương cho biết. Theo ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cho mục tiêu xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có tri thức, tay nghề cao để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn; xây dựng đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học đủ năng lực nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ hiện đại và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn; tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%. Đưa tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản từ 4,6% năm 2020 lên 10% vào năm 2030. Các cơ sở đào tạo tuyển sinh bình quân hàng năm: 200 nghiên cứu sinh; 2.500 học viên cao học; 20.000 sinh viên đại học; 8.000 sinh viên cao đẳng, 20.000 học sinh trung cấp và 40.000 học sinh sơ cấp, trong đó, tỷ lệ đăng ký học các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi và thuỷ sản chiếm từ 12,6 - 40%, tùy từng cấp trình độ đào tạo.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không, nông nghiệp
18:02' - 06/11/2024
Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với một số tập đoàn hàng đầu Trung Quốc trong các lĩnh vực hàng không, dịch vụ, nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung nhân lực thiếu hụt cho đăng kiểm
09:00' - 06/11/2024
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam về giải pháp căn cơ trước thực trạng thiếu hụt đăng kiểm viên hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực
17:38' - 04/11/2024
Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
-
Chính sách mới
Nghị quyết về việc tăng thêm 1 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16:53' - 01/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1260/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm 1 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển logistics là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược
13:30'
Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
13:20'
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương xuất siêu lập kỷ lục 10 tỷ USD
11:30'
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 ước đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước, vượt kế hoạch năm hơn 2,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.