Đòn bẩy cho doanh nghiệp kết nối, xây dựng thương hiệu
Điều này khiến hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp không thể diễn ra. Trước tình hình đó, yêu cầu thay đổi cách thức xúc tiến thương mại mới, đa dạng hơn nhằm tạo đòn bẩy cho các ngành hàng và doanh nghiệp kết nối, xây dựng thương hiệu tại các thị trường nhằm vượt qua đại dịch trở nên cấp thiết.
Công ty H&J Craftlink Co., Ltd kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm may – dệt, chủ yếu xuất khẩu, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Từ tháng 3/2020 đến nay, đơn hàng của công ty này đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018-2019. Mặc dù mở thêm kênh bán lẻ trong nước và quốc tế nhưng doanh số cũng không cải thiện. Đại diện công ty này cho hay, trước đây hoạt động xúc tiến thương mại của H&J Craftlink chủ yếu qua kênh trực tiếp như tham gia hội chợ, sự kiện giao thương tổ chức trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 nên các sự kiện này đã không thể tổ chức, khiến cho nhà cung cấp và nhà nhập khẩu không thể giao thương, tìm hiểu sản phẩm mới, kiểm định chất lượng trực tiếp. Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều khó tiếp cận vốn vay từ phía ngân hàng do quy mô nhỏ và biến cố dịch COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh của họ không có lãi.Tài chính hạn chế, thiếu kinh nghiệm chính là rào cản lớn nhất để doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Vì vậy, cần có các giải pháp đột phá, mới mẻ, “hiệu quả cao – tài chính thấp” cho các doanh nghiệp, có thể từ những cơ chế chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số.
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp nhanh nhạy, sớm chuyển đổi từ mô hình tham gia hội chợ trực tiếp sang trực tuyến (online) đã tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác thị trường mới, không lệ thuộc vào thị trường truyền thống. Mô hình thương mại trực tuyến đang phát huy hiệu quả rất lớn trong đại dịch. Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh cho rằng, trong quá trình triển khai hoạt động xúc tiến thương mại đã nảy sinh nhiều hạn chế, do nhiều rào cản về công nghệ kéo theo hiệu quả đạt được chưa như kỳ vọng. Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, việc triển khai xúc tiến thương mại trực tuyến của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, do còn nhiều rào cản về công nghệ, chuyển đổi số. Đồng thời, đội ngũ cán bộ hoạt động chuyên trách về xúc tiến thương mại cũng khó có thể đảm đương hết toàn bộ các công việc đòi hỏi chuyên môn như công nghệ số, marketing, truyền thông… Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động xuất nhập khẩu tháng 7/2021 đang có phần chững lại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2021 ước đạt 55,7 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5% so với tháng trước. Dự báo nhu cầu hàng hóa xuất khẩu vẫn đang khá cao, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử của Việt Nam. Đồng thời, các Hiệp định Thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Bà Nguyễn Việt Hồng, đại diện Công ty H&J Craftlink Co., Ltd cho hay, để ứng phó và tăng cường xúc tiến thương mại, công ty đã tiến hành xây dựng hình ảnh trên các mạng xã hội như Pinterest, Instagram, Facebook, Tiktok; tăng cường việc đưa hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm lên trang website do công ty sở hữu.Công ty cũng tích cực thay đổi cách tiếp cận khách hàng qua email, gửi e-catalogue, mở rộng thêm hình thức chào hàng, chấp nhận các đơn hàng nhỏ, chấp nhận gia công những sản phẩm khó, đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt..
Bà Hồng kiến nghị, để hỗ trợ doanh nghiệp, các bộ, ngành cần tập trung nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên sâu, có tính trung và dài hạn, thực hiện các hình thức mới thông qua môi trường kỹ thuật số để doanh nghiệp có chiến lược triển khai phù hợp. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Vũ Thanh Sơn cho biết, với chi phí chỉ bằng 1/10 so với tiếp xúc trực tiếp, kết nối trực tuyến hiện là giải pháp để doanh nghiệp duy trì được các mối liên hệ với thị trường xuất khẩu, đồng thời cũng là công cụ tìm hiểu về xu hướng, diễn biến, nhu cầu thị trường… “Chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả gấp nhiều lần do được rút ngắn khoảng cách giữa các đối tác, khách hàng và doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tiếp thị toàn cầu, truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7”, ông Sơn chia sẻ. Kết nối giao thương trực tuyến là chìa khóa vàng để hàng hóa của doanh nghiệp Việt vươn ra toàn cầu. Song, các chuyên gia cho rằng, không nên chỉ trông chờ vào các chương trình xúc tiến của nhà nước. Bản thân doanh nghiệp có thể tự chủ động giao thương, kết nối trực tuyến với các đối tác khắp thế giới thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội; xây dựng website, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty mình một cách chuyên nghiệp.../.Xem thêm:
>>Xúc tiến thương mại trực tuyến - Bài 1: Mở "luồng xanh" đưa hàng hoá Việt ra thế giới
>>
>>Bài cuối: "Chìa khoá vàng" để vượt bão
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn kết nối xúc tiến thương mại các loại nông sản
12:40' - 19/07/2021
Ngày 19/7, tại huyện Chi Lăng, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Lạng Sơn năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.