"Đòn bẩy" để cá tra bật mạnh
Mặc dù bị nhiều áp lực về rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu nhưng 10 năm qua cá tra vẫn vươn lên trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn cần nhiều chiến lược cụ thể để phát triển bền vững và cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
*Khẳng định chất lượngChia sẻ về vấn đề truyền thông nước ngoài gây bất lợi cho con cá tra Việt Nam, các chuyên gia ngành cá tra cho biết, động cơ tung những thông tin cũng như hình ảnh xấu về cá tra Việt Nam trong thời gian qua mang tính chất bảo hộ sản phẩm tương tự tại quốc gia đó. Sự tấn công của các nhóm cạnh tranh nhằm giảm lượng tiêu thụ sản phẩm cá tra tại quốc gia sở tại, hướng người tiêu dùng đến sản phẩm mà họ muốn cạnh tranh.Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cũng vì tình trạng cá tra bị bêu xấu mà trong quý II/2017, sản lượng cá tra nhập khẩu vào Tây Ban Nha và các nước châu Âu giảm hẳn; trong đó, thị trường Tây Ban Nha giảm mạnh nhất, 67% so với cùng kỳ năm 2016. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì truyền thông nước ngoài đã lợi dụng những thông tin tiêu cực từ truyền thông trong nước, sao chép, cắt dán phục vụ cho mục đích riêng của họ, nhằm làm giảm uy tín của con cá tra Việt Nam.Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra, sản lượng cá tra xuất khẩu sang các thị trường tăng mạnh trở lại, thậm chí mở rộng ra 160 thị trường trên thế giới. Cụ thể là hành động lập website dành cho người tiêu dùng nước ngoài, như Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Italy. Cùng đó, lập các trang mạng xã hội như facebook, twitter, instagram nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin từ ao nuôi đến khâu chế biến, đóng gói, thành phần dinh dưỡng cũng như đa dạng sản phẩm để người tiêu dùng có nhiều cơ hội đối chiếu chất lượng. Từ đó quyết định lựa chọn sản phẩm cá tra Việt Nam.Chính vì vậy, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã tăng vọt trở lại như sang châu Âu tăng 23%, Trung Quốc tăng 43%, Brazil tăng 58%, Mỹ tăng 8,4%. Điều này đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra 8 tháng năm 2017 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2016.Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành cá tra muốn giữ vững thị trường thì phải chú trọng vào chất lượng, không nên vì lợi nhỏ trước mắt mà từ bỏ cái lợi lớn lâu dài. Tuy nhiên, để làm được điều này các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra phải đồng thuận và hợp tác với nhau trong việc tung sản phẩm ra thị trường, tránh việc để bán được sản phẩm, có doanh nghiệp đã phá giá, giảm giá sản phẩm cá tra tại thị trường nước ngoài.*Kiểm soát thông tin trong nướcĐể cá tra chất lượng được nhiều quốc gia biết đến và được nhiều siêu thị tại nước ngoài mạnh dạn trưng bày trên kệ hàng thì ngành cá tra cần có một chiến lược marketing mạnh mẽ hơn nữa. Nhiều chuyên gia ngành cá bày tỏ, chất lượng tốt đi kèm với hình ảnh tốt sẽ là "đòn bẩy" cho con cá “bật” mạnh hơn trong cuộc chiến cạnh tranh sản phẩm khác trên thế giới.Ngoài vấn đề truyền thông trong nước tích cực góp phần nâng cao hình ảnh tốt của con cá tra, thì những bài báo khoa học, nghiên cứu của con cá tra cũng có đóng góp không nhỏ. Hiện nay, số lượng bài báo cáo về con cá tra được công bố trên các trang mạng, hệ thống truyền thông quốc tế chỉ chiếm tổng số 21 bài. Trong khi đó, các bài nghiên cứu về con cá hồi của Na Uy, con cá tuyết của Mỹ chiếm hơn 2.000 bài trên các trang báo quốc tế. "Vì vậy, Việt Nam cần nhiều bài nghiên cứu khoa học công bố quốc tế hơn nữa để thúc đẩy con cá tra phát triển", bà Tô Thị Tường Lan chia sẻ.Chế biến cá tra xuất khẩu tạiCông ty TNHH Thủy sản Biển Đông (Khu công nghiệp Trà Nóc II, thành phố Cần Thơ). Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Tập đoàn Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), những thông tin công bố từ phía các Viện nghiên cứu, các trường đại học rất quan trọng. Nhưng người tiêu dùng sẽ khó phân biệt và nhận dạng giữa thông tin khoa học và thông tin xã hội. Do đó, những thông tin này phải được giải thích rõ ràng khi công bố, để tránh truyền thông trong nước hiểu sai vấn đề, gây thiệt hại cho cá tra Việt Nam.
Không những thế, với những nguồn tin sai sự thật, gây thiệt hại cho cá tra cũng cần được xử lý nghiêm khắc để tránh gây hậu quả về sau. Bởi vì, khi con cá tra bị bêu xấu sai sự thật, không chỉ doanh nghiệp thiệt hại, mà còn ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ nông dân đang nuôi cá tra, cũng như nguồn thu nhập nuôi sống họ bao năm qua.Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Chính phủ cũng đã công bố Nghị định 55/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 36/2014 về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, ban hành quy chuẩn, tỷ lệ mạ băng để các doanh nghiệp thực hiện sản xuất cá tra theo đúng chất lượng, khẳng định chất lượng của con cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với Bộ Khoa học – Công nghệ chương trình quốc gia cá da trơn, xây dựng chuỗi sản phẩm giá trị cao, mà doanh nghiệp thực hiện trước tiên là Tập đoàn Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) rất thành công.Bên cạnh đó, các địa phương cũng phải thay đổi tư duy sản xuất con giống cá tra chất lượng cao.
Các đơn vị quản lý nông nghiệp tại các địa phương hướng dẫn nông dân liên kết doanh nghiệp thành chuỗi sản xuất con giống cá tra sạch bệnh, có đầu tư kỹ thuật thay vì chỉ làm từng hộ nhỏ lẻ như trước đây.
- Từ khóa :
- cá tra
- việt nam
- xuất khẩu
- giá cá tra
- cá tra việt nam
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vẫn lạc quan khi Mỹ kiểm tra cá tra Việt Nam
09:58' - 29/08/2017
Việc cần làm bây giờ là phải làm tốt, chấp hành "luật chơi" quốc tế, làm sao chứng minh điều kiện cá tra Việt Nam tương đồng với cá da trơn (catfish) của Mỹ, khi đó sẽ bán được với giá cao hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lại gặp khó khi vào Hoa Kỳ
15:56' - 22/08/2017
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quyết định kiểm tra 100% các lô cá tra, cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam từ 2/8/2017 khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp thêm khó khăn
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00'
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.