Đón đầu xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm đánh giá tác động của cuộc cách mạng này đến đời sống kinh tế, xã hội cũng như từng tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời thảo luận cách thức đón đầu những xu thế này.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang xoá nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng.Nếu trước đây, phải mất gần một thế kỷ để chuyển từ cuộc cách mạng công nghiệp cũ sang cuộc cách mạng công nghiệp mới thì cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này xuất hiện chỉ sau cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 chưa đầy nửa thế kỷ.
Hơn thế nữa, mức độ ảnh hưởng, lan toả của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát, là cơ hội mà Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt Nam bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là rất lớn.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thách thức liên quan đến các chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều của nó đến các ngành. Trong từng ngành, sự tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới, đồng thời cũng thu hẹp và đào thải các doanh nghiệp lạc nhịp công nghệ. Đối với Việt Nam, trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có lợi thế địa kinh tế và nguồn lao động trẻ, dồi dào, nhưng cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi điều đó, suy giảm lợi thế này. Do vậy, Việt Nam cần một cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0, bứt phá phát triển. “Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của phát hiện vấn đề và nhu cầu, của toàn dân và của các doanh nghiệp siêu nhỏ. Và Việt Nam muốn đón nhận được thì phải đi trước một bước. Ngoài việc nâng cao giáo dục đào tạo, nhân lực số, kết cấu hạ tầng thì thể chế của Việt Nam cũng cần tăng khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo và lấy doanh nghiệp làm trung tâm”, ông Thiên nói. Theo bà Louise Chamberlain, Giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam, Cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những bước đi hữu ích và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về các nút thắt mà các ngành, tiểu ngành và doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.Việc thực hiện nhanh chóng và quyết liệt các hành động này - cùng với cải cách thể chế và khả năng của người dân Việt Nam để tận dụng các cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra. Liên hợp quốc tại Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc theo đuổi các bước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra Triển lãm về máy móc và công nghệ sản xuất
13:31' - 23/03/2017
Từ ngày 26/4 đến 28/4/2017, những máy móc và công nghệ nổi bật cho ngành sản xuất sẽ được trình diễn tại triển lãm.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển công nghiệp Việt Nam: "Đa nhưng không tinh"
13:26' - 10/03/2017
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đưa ra gợi ý về cơ chế chính sách cần tập trung giải quyết tình trạng “đa nhưng không tinh” của các sản phẩm chế biến.
-
Doanh nghiệp
Cởi trói cho doanh nghiệp trong dán nhãn năng lượng
17:18' - 02/03/2017
Thông tư mới số 36 đã có hiệu lực được gần 1 tháng, giúp loại bỏ những thủ tục rườm rà, tốn kém thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (24/5) Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
07:59'
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương-Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
07:55'
TTXVN xin giới thiệu bài viết "Đồng chí Trần Đức Lương-Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình
06:45'
Đúng 6 giờ sáng 24/5, nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình được thực hiện, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.