Phát triển công nghiệp Việt Nam: "Đa nhưng không tinh"
Phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân trong nước có đóng góp ngày càng lớn vào đầu tư phát triển công nghiệp của đất nước.
Song, tại hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 10/3, các chuyên gia cho rằng, phát triển công nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
*Quá nhiều mũi nhọn Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh tình hình mới. Trên cơ sở đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã thể chế hóa thành khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật bao quát khá đầy đủ các nội dung có liên quan đến chính sách công nghiệp quốc gia. Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, các chính sách chung và chính sách ngành trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của công nghiệp Việt Nam hơn 30 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị gia tăng công nghiệp tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Từ 2006-2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,42 lần, tỉ trọng GDP công nghiệp cũng duy trì ổn định khoảng 31-32%/tổng GDP cả nước. Tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp trong giai đoạn này bình quân đạt 6,9%/năm… Tuy nhiên, theo ông Bình, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển công nghiệp đất nước cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Điển hình như: công nghiệp đang ở trình độ thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Năng suất lao động công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo còn ở mức thấp. Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2015 khoảng 2,4%/năm, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%/năm. So với quốc gia trong khu vực, năng suất lao động công nghiệp của Việt Nam, nhất là năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo còn khá thấp (Malaysia có mức năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo cao gấp 6,4 lần, Thái Lan cao gấp 6,4 lần, Philippines cao gấp 3,4 lần). Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Trung ương cho rằng, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua “mang hình hài quả mít, rất nhiều mũi nhọn như nhau nên không biết được đâu là ưu tiên, đâu là đột phá” và ông cho rằng điều này đã đến lúc buộc phải thay đổi. *Giải quyết tình trạng “đa nhưng không tinh” Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng nhiều chính sách, nhưng thiếu hiệu quả đang khiến các doanh nghiệp và ngành công nghiệp Việt Nam chưa thực sự vươn lên mạnh mẽ.Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, xác định rõ vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp để định hướng chính sách phát triển phù hợp.
Theo ông Vũ Thành Tự Anh, Trường đại học Fulbright Việt Nam, vấn đề chính không phải là nên hay không nên có chính sách công nghiệp ưu tiên, mà vấn đề là nên có chính sách công nghiệp ưu tiên như thế nào. “Việt Nam không nên theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay, thay vào đó Chính phủ nên thực thi chính sách ưu tiên phát triển một số “lĩnh vực năng lực” phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của đất nước”, ông Tự Anh nói. Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định, công nghiệp Việt Nam cần một hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, chúng ta không thiếu chính sách, nhưng dường như ngoài một số ít chính sách có hiệu quả, có tác động thì còn nhiều chính sách được ban hành chưa kịp thời và ít tác dụng.Vì thế, giải pháp trong thời gian tới là cần đổi mới tư duy khi xây dựng chính sách, thay vì chỉ tiếp cận theo hướng “đưa chính sách vào cuộc sống” thì cần kết hợp đồng bộ với “đưa cuộc sống vào chính sách”, tức là trên cơ sở các định hướng và mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống để ban hành chính sách cho phù hợp.
Trong đó, các ưu đãi đề xuất cần phải được cân nhắc kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban hành, chính sách có thể triển khai được.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đưa ra gợi ý về cơ chế chính sách cần tập trung giải quyết tình trạng “đa nhưng không tinh” của các sản phẩm chế biến.Cụ thể, trong lĩnh vực đầu tư, không đầu tư dàn trải vào tất cả các ngành, các lĩnh vực mà tập trung tối đa vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước…
Ông Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản cho rằng, Việt Nam chậm đưa ra các chính sách thích hợp và thiếu nỗ lực cải cách hệ thống quản lí hành chính, thiếu cán bộ quản lí có năng lực và trách nhiệm nên đã không thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành liên quan các loại máy móc. “Chiến lược quan trọng để phát triển các ngành liên quan đến máy móc là phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng rất tiếc hiện nay các ngành này ở Việt Nam còn rất yếu. Việt Nam cần nghiên cứu và tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI chuyển dịch chất lượng sản phẩm lên cao hơn.Chính phủ nên đối thoại với các doanh nghiệp, tập đoàn… để biết họ cần chính sách gì để khuyến khích họ mở rộng và nâng cao diện sản xuất”, ông Thọ nêu quan điểm.
Theo các chia sẻ tại hội thảo, kinh nghiệm của các nước trên thế giới có nhiều thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan cho thấy, quá trình phát triển công nghiệp của các họ đều theo các giai đoạn tuần tự, phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, trong đó ngành cơ khí chính xác có vai trò quan trọng đối với mọi nền công nghiệp. Nhiều chính sách công nghiệp thành công đều tạo ra mội môi trường thuận lợi để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển theo định hướng trên cơ sở phân bố các nguồn lực hợp lý, theo cơ chế thị trường, dựa trên các trụ cột về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực./.- Từ khóa :
- công nghiệp
- Công Thương
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống truyền tải điện quốc gia không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Hà Nam
12:42'
Vụ cháy rừng tại thị xã Kim Bảng (Hà Nam) và giáp ranh thị trấn Chi Nê, Lạc Thủy (Hòa Bình) xảy ra chiều 16/4 gần hành lang khoảng cột 71 -73 (số thiết kế 70-72) đường dây 500 kV Nho Quan-Thường Tín.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động 2025
11:49'
Sáng 17/4, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
11:40'
Nhà ga hành khách T3 có tổng diện tích sàn lên tới 112.500 m2, bao gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, 90 quầy thủ tục truyền thống, 20 quầy tự động thả hành lý và 42 kiosk check-in.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất chủ trương đầu tư khu tái định cư phục vụ 2 dự án cao tốc ở Lâm Đồng
11:05'
Ngày 17/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thống nhất về mặt chủ trương xây dựng khu dân cư phục vụ tái định cư để triển khai dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc
10:04'
Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân tham quan không gian văn hoá, kiến trúc chùa Trấn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 kiến tạo
08:18'
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về đề xuất đầu tư tuyến đường sắt chở khách Hà Nội - Quảng Ninh
07:18'
Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về đề xuất đầu tư xây dựng dự án tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).