Đòn mở màn cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục làm nóng dư luận quốc tế khi Trung Quốc ngày 2/4 quyết định ngừng ưu đãi thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, thay vào đó áp mức thuế 15% - 25% đối với những mặt hàng này, trong đó gồm thịt lợn và trái cây.
Đây được xem là hành động "phản đòn" của Bắc Kinh trước việc Washington áp thuế nhập khẩu mới đối với các mặt hàng thép và nhôm, đồng thời áp đặt các khoản thuế bổ sung trị giá 60 tỷ USD đối với Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.
Mặc dù những biện pháp đáp trả mới nhất của Trung Quốc được nhìn nhận là khá khiêm tốn, nhưng giới quan sát nhận định động thái trên là bước khởi đầu cho một cuộc chiến thương mại với Mỹ mà những tổn thất hai bên sẽ phải gánh chịu không hề nhỏ.
Bắc Kinh lý giải bước đi mới nhất là nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc và "bù đắp" thiệt hại từ chính sách thuế mới của Mỹ đối với các mặt hàng nhôm, thép. Mức thuế cao nhất là 25% sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm nhôm phế liệu và các loại thịt lợn đông lạnh nhập khẩu.
Trong khi đó, mức thuế 15% được áp dụng đối với hàng chục loại thực phẩm của Mỹ, bao gồm trái cây tươi và khô như cherry, quả hạch, quả hồ trăn, rượu vang và các loại thép cuộn.
Danh sách này phù hợp với các biện pháp được Trung Quốc thông báo hồi tháng trước khi Bắc Kinh cho biết đang lên kế hoạch áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu của Mỹ với tổng giá trị tới 3 tỷ USD.
Sở dĩ giới phân tích nhận định "đòn trả miếng" của Bắc Kinh là khá "nhẹ nhàng" bởi con số trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch thương mại Trung-Mỹ khi chỉ riêng trong năm 2016, giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ đạt 115,6 tỷ USD.Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn chưa "đả động" gì đến mặt hàng đậu tương, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 14 tỷ USD trong năm ngoái. Mặc dù vậy, việc đánh thuế này có thể ảnh hưởng mạnh đến nông dân Mỹ, trong đó có một bộ phận không nhỏ cử tri bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Nhiều khả năng các biện pháp "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đây và Bắc Kinh có thể tiếp tục tung ra các "đòn phản công" mới cứng rắn hơn trong tương lai. Chuyên gia kinh tế Alex Wolf thuộc cơ quan tư vấn Aberdeen Standard Investments có trụ sở tại Edinburg của Anh giải thích Trung Quốc có nhiều phương tiện để gây áp lực với Nhà Trắng.
Thị trường thịt lợn, rau quả không thấm vào đâu khi trên thực tế, một phần lớn doanh thu của các "đại gia" của Mỹ, từ Apple cho tới Microsoft, từ hãng quần áo Nike tới các cửa hàng cà phê Starbucks... đều phụ thuộc vào thị trường với gần 1,5 tỷ dân này.
Điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều công ty Mỹ bị ảnh hưởng nếu nằm trong "tầm ngắm" của Trung Quốc, và nhiều quốc gia khác, đặc biệt tại châu Âu và châu Á, có nguy cơ bị cuốn vào vòng xoáy xung đột.
Hiện một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã chính thức mở màn. Một khi hai nền kinh tế lớn xảy ra chiến tranh thương mại, cục diện thương mại hai nước, thậm chí cục diện kinh tế và thương mại toàn cầu, sẽ đều phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Nguy cơ nhãn tiền là căng thẳng thương mại leo thang Trung-Mỹ có thể gây thiệt hại lớn cho kinh tế toàn cầu.
Nhà kinh tế học Robert Shiller đánh giá sau động thái đánh thuế hơn 120 mặt hàng Mỹ mà Trung Quốc đưa ra, những bất ổn xung quanh các biện pháp "ăn miếng trả miếng" thương mại có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế. Theo ông Shiller, "điều này sẽ kìm hãm sự phát triển trong tương lai, nếu mọi người nghĩ rằng những hành động như thế có thể diễn ra".
Dẫu vậy, vẫn còn một số ý kiến lạc quan cho rằng cái gọi là “cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ” khiến dư luận chú ý chưa hẳn đã mất kiểm soát.Mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc song chưa thể thực hiện ngay lập tức bởi sau khi ông ký sắc lệnh liên quan, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ có 15 ngày để liệt kê các danh mục hàng hóa bị đánh thuế.
Sau khi đưa ra danh sách sơ bộ, thông thường sẽ có ít nhất 30 ngày và Văn phòng Thương mại Mỹ sẽ có 60 ngày để lấy ý kiến người dân Mỹ, sau đó mới công bố danh sách cuối cùng. Do vậy, hiện nay vẫn còn hơn 2 tháng để hòa hoãn trước khi một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện Trung - Mỹ thực sự xảy ra.
Trong thời gian này, thái độ của Trung Quốc và Mỹ, các nước trên thế giới và giới doanh nhân Mỹ, đều có thể trở thành yếu tố then chốt chi phối khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại thực sự.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng thừa hiểu việc rơi vào vòng xoáy đối đầu thương mại với Mỹ sẽ chỉ là "lưỡng bại câu thương" (cả hai bên đều bị thiệt hại, không có bên nào được lợi).
Đó là lý do tại sao trong thời gian qua, Bắc Kinh vẫn kêu gọi Washington giải quyết bất đồng về thương mại và thuế quan thông qua đối thoại và đàm phán. Thực tế cho thấy, đến nay, phản ứng của Trung Quốc trước các hành động trên của Mỹ mới chỉ ở mức “giơ cao đánh khẽ”, trong khi vẫn hy vọng đàm phán để đạt được thỏa thuận.
Giáo sư Học viện Kinh tế thuộc Đại học Thanh Đảo (Sơn Đông), Dịch Hiến Dung cho rằng tình huống xấu nhất là xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện Trung-Mỹ và diễn biến đến mức mất kiểm soát, nhưng khả năng này rất nhỏ.
Tuy nhiên, Giáo sư Dịch Hiến Dung cũng cho rằng khả năng Trung-Mỹ đạt được thỏa thuận vẫn rất khó xác định và hai bên có thể vừa "gây chiến", vừa đàm phán.
Biện pháp đáp trả của Trung Quốc không phải chỉ là thuế quan, mà Bắc Kinh còn có thể chủ động làm mất giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế doanh nghiệp Mỹ vào thị trường Trung Quốc, dành cho đối thủ cạnh tranh với Mỹ quy chế đãi ngộ tối huệ quốc, hạn chế công dân Trung Quốc sang Mỹ, thậm chí vứt bỏ trái phiếu Mỹ với quy mô lớn... Đây đều là những biện pháp có tính “sát thương” cao, gây thiệt hại nặng nề cho Mỹ./.
>>> Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động tới nhiều nước châu Á
- Từ khóa :
- cuộc chiến thương mại mỹ trung
- mỹ
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ cuộc chiến thương mại và tác động đối với kinh tế toàn cầu (Phần 2)
06:30' - 29/03/2018
Về mặt vĩ mô, việc thay đổi thuế nhập khẩu có thể dẫn tới sự thay đổi của nhiều “biến số” như tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách tiền tệ và thất nghiệp. Điều có có thể trở nên phức tạp hơn nhiều.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ cuộc chiến thương mại và tác động đối với kinh tế toàn cầu (Phần 1)
05:30' - 29/03/2018
Bài học trong quá khứ đã giúp các nhà kinh tế học hiểu rõ thực tế rằng các cuộc chiến thương mại thường gây tổn thất không hề nhỏ. Vấn đề khiến các nhà đầu tư quan tâm là mức độ thiệt hại đến mức nào?
-
Chứng khoán
Lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung phủ bóng lên chứng khoán châu Á
16:22' - 26/03/2018
Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á nới rộng đà giảm điểm của tuần trước trong phiên giao dịch ngày 26/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.