Đồng bảng Anh có thể ngang giá với đồng USD vào cuối năm
Ngày 26/9, giá trị đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình suy giảm kéo dài của đồng tiền này kể từ đầu thế kỷ XX. Báo Le Monde nhận định quá trình này vẫn chưa kết thúc và theo dự báo của ngân hàng Nomura, giá trị của đồng bảng Anh sẽ giảm xuống mức biểu tượng - ngang giá với đồng USD vào cuối tháng 11 tới.
Ngày 26/9, các thị trường tài chính đã nhắc nhở một sự thật rất đáng chú ý rằng ngay cả các nước phát triển cũng không thể được hưởng vĩnh viễn một tấm séc trắng để có thể tự chu cấp tài chính. Vào sáng sớm, khi chỉ có các thị trường châu Á mở cửa sau cuối tuần, cảnh báo đã được đưa ra: đồng bảng Anh đã sụt giá xuống dưới mức 1 bảng đổi 1,035 USD - mức thấp nhất trong lịch sử nhiều thế kỷ, trước khi phục hồi nhẹ trong ngày.So với đồng euro vốn đã giảm giá mạnh, mức độ sụt giảm của đồng bảng Anh gây chú ý hơn, và đồng bảng đã giảm 7% kể từ đầu tháng Tám. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Anh cũng có sự thay đổi lớn, từ 3,5% sáng 23/9 lên 4,3% tối 26/9. Lợi suất trái phiếu tăng, một biểu hiện cho thấy lo lắng của giới đầu tư về triển vọng kinh tế, sẽ làm tăng chi phí đi vay của Chính phủ Anh.Tuy chưa phải là một cuộc khủng hoảng lớn về tài chính, nhưng mức cảnh báo vẫn được coi nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trong "Ngân sách nhỏ" được công bố ngày 23/9, kế hoạch "đóng băng" giá năng lượng và cắt giảm thuế mạnh mẽ nhất kể từ 50 năm qua của Chính phủ Anh thiếu nỗ lực tìm kiếm một nguồn tài chính.Theo nhận định của chuyên gia Andrew Goodwin từ công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics, các thị trường dường như đang nghi ngờ độ tin cậy của kế hoạch ngân sách dài hạn của Chính phủ Anh. Trong khi đó, ông Olivier Blanchard, cựu kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nói trên Twitter: "Khi các nước đang lo ngại cho Italy thì Anh lại có vấn đề. Thật may mắn khi Anh không thuộc Khu vực đồng euro".Từ vài tháng nay đã nổ ra một cuộc tranh luận kỳ lạ trong giới kinh tế học rằng Anh, nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, liệu có trở nên giống một quốc gia mới nổi không? Ông Kaspar Hense, một chuyên gia thuộc công ty quản lý tài sản BlueBay, cho biết việc so sánh ở đây không phải là thu nhập bình quân đầu người và sự giàu có, mà liên quan đến thâm hụt kép khổng lồ (tài khoản vãng lai và ngân sách) khiến cuộc thảo luận tập trung vào câu hỏi liệu Anh có giống một quốc gia mới nổi hiện nay hay không.Cần lưu ý rằng một thế kỷ trước, Anh từng là cường quốc hàng đầu trên thế giới và là nước có đồng tiền dự trữ quốc tế, và vào thế kỷ thứ XIX, "Mặt Trời không bao giờ lặn" ở đế quốc Anh. 1/3 giao thương trên thế giới được thực hiện với Vương quốc Anh và đồng bảng Anh được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại tiền tệ" thế giới, được sử dụng như một công cụ dự trữ trên toàn thế giới. Theo Avinash Persaud, Giáo sư danh dự tại Đại học Gresham, "có đồng tiền dự trữ có nghĩa là (một quốc gia) có thể thanh toán cho những gì (quốc gia đó muốn) bằng cách phát hành những tấm séc mà không bao giờ có ai đòi chuyển tiền mặt. Tất cả đều coi những tấm séc này như một công cụ dự trữ có giá trị hoặc một nguồn thanh toán. Điều này có nghĩa là bạn có thể chi tiêu nhiều hơn tất cả những người khác". Ở thế kỷ thứ XIX, đồng bảng Anh có trị giá bằng 5 USD, tức là cao hơn khoảng 5 lần so với hiện nay.Kể từ đó, đồng bảng Anh đã trải qua một thời kỳ suy giảm kéo dài. Để điểm lại, 1 bảng Anh đổi 4,07 USD sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, rồi 1 bảng đổi 2,8 USD vào năm 1960, dao động trong khoảng 1 bảng đổi 1,43-2 USD trong giai đoạn 1990-2016 và giảm hẳn xuống dưới mức 1 bảng đổi 1,5 USD sau cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).Theo Elroy Dimson, Giáo sư danh dự về tài chính tại Trường Kinh doanh London, "trong suốt quá trình kéo dài 116 năm, đồng bảng Anh đã mất giá trung bình 1% mỗi năm". Chắc chắn một phần lớn nguyên nhân sụt giá liên tục của đồng tiền này xuất phát từ tình trạng lạm phát ở Anh, vốn cao hơn nhiều so với ở Mỹ.Sự thay đổi bắt đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Mỹ đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và các trao đổi thương mại không còn tự động được thực hiện bằng đồng bảng Anh. Nhưng các chính quyền tại Anh đã tìm cách tự vệ và yêu cầu các thuộc địa phải dự trữ bằng đồng bảng Anh. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cũng theo cùng một logic, Anh đã tạo ra một "khu vực đồng bảng" nhằm thực hiện thương mại tự do và tự do lưu chuyển vốn với các nước liên quan.Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Khoản nợ khổng lồ lên đến tương đương 250% GDP do chiến tranh gây ra, rồi các diễn biến phi thực dân hóa và tình trạng thâm hụt thương mại của nước Anh đã gây áp lực lên tiền tệ, trong khi đó là thời kỳ của hệ thống Bretton Woods với tỷ giá hối đoái cố định. Năm 1949, sau đó là năm 1967, các chính quyền Anh đã buộc phải thực hiện hai đợt giảm giá đồng tiền lớn. Nước Anh khi đó được gọi là "con bệnh của châu Âu".Năm 1972, Anh đã thực hiện chính sách cắt giảm thuế khổng lồ lên tới 2% GDP. Cú sốc dầu mỏ năm 1973 và lạm phát tăng vọt đã làm nốt phần còn lại. Năm 1976, Chính phủ Anh buộc phải kêu gọi IMF hỗ trợ tài chính với số tiền 3,9 tỷ USD. Tất nhiên ở thời điểm đó, khoản tiền này là một kỷ lục trong lịch sử đối với định chế tài chính quốc tế này.Hai thập kỷ sau, ngày 16/9/1992, "ngày thứ Tư đen tối" đã gây thiệt hại cho nước Anh. Trong nỗi tuyệt vọng, chính phủ của Thủ tướng John Major đã cố gắng giữ đồng bảng Anh trong hệ thống tiền tệ châu Âu bất chấp sự tấn công từ các nhà đầu cơ, trong đó có tỷ phú George Soros. Sau nỗ lực tăng lãi suất lên 15% để bảo vệ đồng bảng, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dường như hết cách. Đồng bảng Anh sụp đổ. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tiếp đó là cuộc trưng cầu dân ý đối với Brexit, đã giáng thêm hai đòn nặng nề vào đồng tiền của nước Anh.Hiện nay, cứ mỗi lần xảy ra khủng hoảng toàn cầu, trong khi đồng USD tiếp tục được sử dụng làm đồng tiền dự trữ thì đồng bảng Anh, cũng như các đồng tiền khác, lại bị ảnh hưởng. Sự trượt dài của đồng bảng Anh trong những tháng gần đây vẫn nằm trong bối cảnh này. Và có lẽ quá trình này vẫn chưa kết thúc. Ngân hàng Nomura dự đoán giá trị của đồng bảng Anh có thể tụt xuống ngưỡng biểu tượng tương đương đồng USD vào cuối tháng 11 tới./.- Từ khóa :
- đồng bảng anh
- đồng usd
- kinh tế anh
- khu vực đồng euro
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng bảng Anh trượt giá và tương lai chính trị của Thủ tướng Liz Truss
07:37' - 28/09/2022
Giới phân tích đều chung nhận định rằng, các chính sách mới là một "canh bạc" chính trị với Thủ tướng Truss trong bối cảnh đối đầu với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng bảng Anh mất giá có thể kéo lạm phát và lãi suất lên cao hơn
13:26' - 27/09/2022
Đồng bảng chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD trong phiên 26/9, giảm xuống gần 1,03 USD trước khi phục hồi lên gần 1,07 USD.
-
Ngân hàng
Sáng 26/9 đồng bảng Anh chạm mức thấp chưa từng có so với đồng USD
10:24' - 26/09/2022
Mở cửa phiên đầu tuần (26/9), đồng bảng Anh giảm gần 5%, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Gói ngân sách mới đẩy trái phiếu chính phủ và bảng Anh vào “tâm bão”
16:02' - 24/09/2022
Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm so với USD và giá trái phiếu chính phủ Anh ghi nhận sự sụt giảm theo ngày lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào ngày 23/9.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng bảng Anh chạm mức thấp nhất 37 năm so với đồng USD
21:15' - 23/09/2022
Đồng bảng Anh giảm xuống còn 1,1151 USD/bảng Anh - mức thấp nhất kể từ đầu năm 1985 - sau khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) hôm 22/9 tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.