Đồng bảng Anh trượt giá và tương lai chính trị của Thủ tướng Liz Truss
Sáng 27/9, đồng bảng Anh đã chạm mức thấp nhất so với đồng USD, giảm 4,9% xuống mức 1,0327 USD, giảm sâu hơn mức kỷ lục được ghi nhận vào năm 1985, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên tại thị trường châu Á kể từ khi chính phủ Anh đề xuất vay thêm hàng trăm tỷ bảng để tài trợ cho kế hoạch cắt giảm thuế và hóa đơn năng lượng.
Đồng bảng Anh được coi là thước đo chính về tâm lý thị trường ngắn hạn đối với kinh tế Anh. Đồng tiền này liên tục trượt giá có thể phản ánh phần nào về tình hình bất ổn cũng như suy giảm niềm tin của giới đầu tư đối với nền kinh tế Anh trong thời gian tới.
Nguyên nhân nào khiến đồng bảng Anh trượt giá mạnh?
Đồng bảng Anh đã giảm giá mạnh trong những tháng gần đây, phần lớn là do kinh tế không ổn định. Đồng bảng Anh có xu hướng giảm mạnh kể từ sau khi bà Liz Truss được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh vào ngày 5/9 và sau đó giảm thêm 2% vào ngày 23/9, khi Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng thông báo về kế hoạch cắt giảm thuế lớn nhất trong 50 năm qua. Trong kế hoạch “Ngân sách nhỏ” được trình bày trước Quốc hội, ông Kwarteng đưa ra các biện pháp cắt giảm thuế, trợ cấp năng lượng và các cải cách trị giá gần 200 tỷ bảng (225 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chấm dứt “chu kỳ đình trệ”. Theo đó, chính phủ Anh sẽ cần vay thêm 72 tỷ bảng Anh (79 tỷ USD) trong vòng 6 tháng tới. Các tính toán cho thấy, những người có thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, mặc dù cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đe dọa đến những người có thu nhập thấp hơn - động thái sẽ gây ra nhiều bất ổn hơn. Bên cạnh đó, điều khiến nhà đầu tư quan ngại nhất là kế hoạch cắt giảm thuế theo đề xuất của Thủ tướng Truss và Bộ trưởng Kwarteng có nguy cơ khiến nợ công của Anh không bền vững. Sau khi được công bố, kế hoạch “Ngân sách nhỏ” đã gây ra một đợt bán tháo lớn, bởi các nhà giao dịch hoài nghi về cách Thủ tướng Truss sẽ tài trợ cho khoản cắt giảm 45 tỷ bảng Anh. Đợt bán tháo cũng tiếp diễn khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) có động thái bán bớt một số khoản nợ của chính phủ Anh. Sau đó, “nỗi sợ hãi” tiếp tục được tăng thêm, khi Thủ tướng Anh thông báo sẽ có “nhiều đợt cắt giảm hơn nữa”. EIU, bộ phận phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro thuộc Tập đoàn The Economist, nhận định thâm hụt tài khoản vãng lai của Anh đã tăng mạnh vào năm 2022, có nghĩa là chính phủ Anh phụ thuộc vào các nhà đầu tư quốc tế để mua phát hành nợ của mình. Mặc dù lãi suất cao hơn thường dẫn đến tăng giá đồng tiền, nhưng các thị trường vẫn lo ngại về chi phí tiềm ẩn của việc ấn định giá năng lượng trong một thời gian dài như vậy (ít nhất là hai năm), cùng với việc mất nguồn thu từ việc cắt giảm thuế.Cùng lúc đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 4,2%, mức cao nhất kể từ năm 2010. Việc chính phủ mới không có kế hoạch hợp nhất trung hạn và các tuyên bố ám chỉ việc cắt giảm thuế hơn nữa trong năm tới làm dấy lên lo ngại về việc thâm hụt tài khóa ngày càng mở rộng.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng, thời điểm bán tháo là một ẩn số, vì chi phí cho các đề xuất của Thủ tướng đã được dự kiến. Điều này đặt ra dấu hỏi về độ tin cậy của kế hoạch. Tiến sĩ Lương Tuấn Anh, Giảng viên kinh tế thuộc Đại học Leicester, nhận định: “Liên tục mất giá là dấu hiệu cho thấy thị trường không có niềm tin với các chính sách mới của Thủ tướng Anh. Nữ Thủ tướng Anh có ý tưởng rất đúng, đó là phải phát triển kinh tế để vượt qua khủng hoảng. Bởi vì vấn đề của nước Anh trong thập kỷ qua là năng suất lao động thấp và có nguyên do là chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà đảng Bảo thủ cầm quyền đã thực hiện trong nhiều năm qua. Vào giữa tháng Tám năm nay, bà Truss đã tuyên bố giới lao động của Anh phải làm việc nhiều hơn để tăng năng suất. Tuy nhiên, điều này đã vấp phải sự phản đối của dân chúng vì cho rằng mình đã lao động vất vả rồi, không thể làm nhiều hơn nữa. Hệ quả là, bà Truss phải rút lại chính sách này và chuyển sang kế hoạch giảm thuế để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, thị trường hoàn toàn không tin tưởng vào chính sách này”.Đồng bảng Anh liệu có “thê thảm” hơn so với các đồng tiền chủ chốt khác?
Đồng USD đã mạnh lên trong năm nay, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ và cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát. Lãi suất cao hơn dẫn đến nhu cầu về một loại tiền tệ cao hơn, và đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong năm nay.Ngoài ra, đồng USD cũng được hưởng lợi là "nơi trú ẩn an toàn" trong những thời điểm bất ổn. Trong năm nay "đồng bạc xanh" của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 20 năm so với các đồng tiền chủ chốt, bao gồm cả đồng bảng Anh và đồng euro.
Đồng euro đã chịu các mô hình giao dịch tương tự như đồng bảng Anh trong những tháng gần đây, khi bị trượt xuống dưới mức ngang giá với đồng USD lần đầu tiên sau 20 năm.Các thị trường đang bán đồng euro với dự đoán về sự suy thoái sẽ diễn ra trên "lục địa Già" vào mùa Đông năm nay do giá khí đốt và nhu cầu sử dụng năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã chậm hơn trong việc tăng lãi suất so với các ngân hàng chủ chốt khác.
Đồng bảng Anh liệu có tiếp tục trượt giá? Các nhà phân tích cho rằng, có khả năng đáng kể là đồng bảng Anh sẽ lần đầu tiên ngang giá với đồng USD. Ngân hàng ING của Hà Lan cho biết các thị trường đang định giá cơ hội ngang giá vào cuối năm là 17%, tăng từ 6% vào cuối tháng Sáu. Ông Larry Summers, Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, phát biểu trên tờ Bloomberg sau khi kế hoạch "Ngân sách nhỏ" được công bố: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu đồng bảng Anh cuối cùng xuống dưới một USD, nếu con đường hiện tại được duy trì. Đây đơn giản không phải là thời điểm cho kiểu suy nghĩ ngây thơ, mơ mộng, kinh tế học trọng cung đang được theo đuổi ở Anh”. BoE phản ứng ra sao? Các nhà đầu tư đã gia tăng kỳ vọng rằng, BoE sẽ cần tăng lãi suất hơn nữa và nhanh hơn để hạn chế tác động lạm phát của việc cắt giảm thuế và chi tiêu có thể lên tới 300 tỷ bảng Anh trong vòng 4 năm tới. Tuy nhiên, BoE đã loại trừ việc tăng lãi suất khẩn cấp để thu hút các nhà đầu tư đổ tiền trở lại Anh. Thống đốc BoE Andrew Bailey, ngày 26/9 cho biết, BoE sẽ không có hành động nào cho đến cuộc họp dự kiến tiếp theo vào đầu tháng 11, nhưng sẽ “không ngần ngại” thay đổi lãi suất khi cần thiết để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%. Thị trường tài chính đã đặt cược rằng lãi suất sẽ tăng thêm 1,25 điểm phần trăm lên mức 3,5% tại cuộc họp tiếp theo của Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc BoE vào ngày 3/11 tới, có thể tăng lên mức hơn 5% vào đầu năm tới. Tác động ra sao đến vay nợ của chính phủ Anh? Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm, vốn phản ánh khoản lãi mà chính phủ phải trả khi vay ngắn hạn, đạt mức cao nhất trong 12 năm là 4,25% trong bối cảnh bán tháo tài sản của Anh. Do đó, chính phủ Anh dự kiến sẽ trả một tỷ lệ cao hơn để vay thêm hàng chục tỷ bảng Anh, cần thiết để tài trợ cho một loạt các đợt cắt giảm thuế của mình.Việc tăng chi phí đi vay, nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của chính phủ cho các lĩnh vực khác. Lạm phát tại Anh vốn đã làm "xói mòn" ngân sách trong các lĩnh vực thiết yếu như y tế và giáo dục.
Tương lai của Thủ tướng Truss và đảng Bảo thủ cầm quyền?Giới phân tích đều chung nhận định rằng, các chính sách mới là một "canh bạc" chính trị với Thủ tướng Truss trong bối cảnh đối đầu với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát.
Chính phủ hy vọng rằng việc cắt giảm thuế sẽ giúp củng cố xếp hạng tín nhiệm của đảng Bảo thủ cầm quyền so với Công đảng đối lập và củng cố uy tín cho bà Truss trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến được tiến hành vào năm 2014. Việc cắt giảm thuế sẽ mang lại lợi ích cho những người có thu nhập cao và các doanh nghiệp nhiều hơn những người có thu nhập thấp hơn. Việc xóa bỏ thuế suất thuế thu nhập cao nhất là 45% đối với những người có thu nhập cao nhất cũng như việc nâng trần tiền thưởng của các chủ ngân hàng là không phổ biến.Với việc các khoản trả nợ thế chấp có khả năng tăng theo tỷ lệ lãi suất của BoE, các hộ gia đình sẽ thấy khoản trả nợ tăng lên; ngay cả đối với những người sử dụng các giao dịch lãi suất cố định, và nhiều người trong số này là ngắn hạn. Điều này có nghĩa là các khoản thế chấp sắp được tái cấp vốn sẽ khiến các chủ hộ phải trả nhiều tiền hơn, sẽ hạn chế lợi ích của việc cắt giảm thuế đối với thu nhập khả dụng.
Kết quả thăm dò ngày 23-25/9 do hãng YouGov, sau khi kế hoạch “Ngân sách nhỏ” được công bố, đã phản ánh tình hình không mấy khả quan, khi Công đảng đối lập đạt tỷ lệ ủng hộ 45%.Đây là kết quả cao nhất được ghi nhận kể từ khi cuộc thăm dò được tiến hành, tiếp tục nới rộng khoảng cách với đảng Bảo thủ cầm quyền tới 16% so với 7% tại cuộc thăm dò ngày 21-23/9./.
>>>Đồng bảng Anh mất giá có thể kéo lạm phát và lãi suất lên cao hơn
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Gói ngân sách mới đẩy trái phiếu chính phủ và bảng Anh vào “tâm bão”
16:02' - 24/09/2022
Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm so với USD và giá trái phiếu chính phủ Anh ghi nhận sự sụt giảm theo ngày lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào ngày 23/9.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố nào sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng bảng Anh?
06:30' - 23/09/2022
Sự suy yếu gần đây của đồng bảng Anh đã khơi gợi những ký ức về giai đoạn đen tối trước đây, khiến một số người so sánh bảng Anh với một số đồng tiền của thị trường mới nổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh hoàn tất áp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trước ngày 25/5
13:03' - 22/04/2025
Chi cục thuế Khu vực II đặt mục tiêu đến ngày 25/5/2025 sẽ cơ bản hoàn tất triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.