Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong Top 5 đồng bằng dễ bị tổn thương
Dự án Mekong NbS "sinh kế thuận thiên" góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện dự án giúp nhiều tỉnh khôi phục dòng chảy tự nhiên, tích tụ và bồi lắng phù sa ở vùng đệm, thông qua thực hiện hàng loạt hoạt động trong và xung quanh Rừng tràm Trà Sư (An Giang); xây dựng và thực hiện các giải pháp sinh kế dựa vào tự nhiên (canh tác “thuận thiên”) có tiềm năng mở rộng và khả thi cho đầu tư quy mô lớn cho vùng đầu nguồn khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
Hiện dự án đã triển khai thí điểm 7 mô hình sinh kế dự vào lũ trên diện tích 160 tại nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: trữ cá tự nhiên, nuôi bổ sung cá mùa lũ; nuôi bổ sung cá lóc, trồng sen; nuôi bổ sung cá trê, trồng sen, du lịch sinh thái; trồng lúa ngập sâu mùa lũ; trữ cá tự nhiên, trồng sen và điên điển mùa lũ; lúa ngập sâu và trữ cá tự nhiên. Các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực khi tỷ suất lợi nhuận tăng cao; giảm 20-30% lượng phân bón ở vụ lúa kế tiếp; tạo việc làm cho lao động nông thôn trong mùa lũ; giúp khôi phục các giá trị văn hóa mùa nước nổi truyền thống vùng sông nước. Đồng thời các mô hình có tác động tích cực về môi trường như: tăng khả năng bồi lắng phù sa từ 20-30 lần so với canh tác lúa 3 vụ; góp phần vào giảm sụt lún đồng bằng; tăng dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng đất; tăng khả năng trữ nước và kết nối với kênh rạch xung quanh; tăng nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học được cải thiện khi có hơn 35 loài cá bản địa cá di cư có mặt.Bà Lưu Thị Lan cho biết, thời gian qua WWF Việt Nam triển khai nhiều dự án “thuận thiên” trong vùng và áp dụng chiến lược sinh kế dựa vào lũ như: mô hình lúa nổi kết hợp nuôi cá mùa lũ; chương trình phục hồi nguồn lợi thủy sản, tăng cường bồi lắng phù sa và trữ nước thông qua việc khôi phục các tiến trình lũ tự nhiên; sinh kế dựa vào lũ... mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc giúp người dân thích ứng với biển đổi khí hậu.
Hiện mô hình canh tác lúa mùa nổi kết hợp nuôi cá mùa lũ đã có nhiều tác động tích cực về môi trường. Lúa mùa nổi đây là giống lúa bản địa không phân bón, không thuốc trừ sâu, ít công lao động, ít chi phí đầu tư. Mô hình nuôi cá mùa lũ đây là loài cá địa phương không tốn thức ăn, cá được nuôi trong ruộng lúa mùa nổi. Mô hình này đã tăng khả năng bồi lắng phù sa, khi phù sa trong mô hình lúa nổi cao gấp 3 lần so với mô hình lúa 3 vụ góp phần vào giảm sụt lún; tăng dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng đất; tăng khả năng trữ nước và kết nối với kênh rạch xung quanh - bà Lan chia sẻ. Ông Trương Linh Ân, Giám đốc Tập đoàn Khải Nam khẳng định, mô hình lúa mùa nổi không chỉ tái hiện cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước lũ mà còn mang lại giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Cụ thể, giúp tăng khả năng trữ nước ngọt, cải thiện độ phì nhiêu của đất nhờ phù sa tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài thủy sinh. Thêm vào đó, việc canh tác lúa mùa nổi còn mở rộng cơ hội cho các sản phẩm nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế. Theo ông Ân, để nhân rộng mô hình này, các thách thức về chi phí, kỹ thuật và đặc biệt là khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cần được giải quyết. Hiện Tập đoàn Khải Nam đã thu mua lúa mùa nổi cho nông dân và chế biến ra thành nhiều sản phẩm như sữa gạo, mì, phở, bánh phồng, cơm ăn liền, bánh dinh dưỡng... xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu và được đón nhận tích cực từ các thị trường bởi câu chuyện sản xuất "thuận thiên" của cây lúa mùa nổi. Bên cạnh mô hình lúa mùa nổi, ông Trần Lam Sơn - Giám đốc Công ty Thiên Minh cho rằng, cỏ năng tượng - nguồn tài nguyên phong phú, mọc tự nhiên vùng ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre ẩn chứa tiềm năng to lớn, mang đến giải pháp cho việc khai thác bền vững, tạo ra giá trị kinh tế mới và góp phần bảo vệ môi trường vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi cỏ năng tượng mọc không cần chăm sóc hay gieo giống, rễ cỏ giúp cải tạo đất, cung cấp oxy, chống mốc, mối, tăng cường sức khỏe cho đất. Theo ông Sơn, cỏ năng tượng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô khoảng 1,8 triệu ha, năng suất đạt 10 tấn/ha, với giá trị đóng góp cho phát triển kinh tế nông nghiệp lên đến 9 tỷ USD. Đây là nguồn nguyên liệu lớn tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo xuất khẩu và cho sản xuất bột giấy, túi giấy, vật liệu kê lót, thân thiện môi trường; đồn thời, cỏ năng tượng cũng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia súc thúc đẩy phát triển chăn nuôi... Với tiềm năng to lớn và những ứng dụng đa dạng trong sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp, cỏ năng tượng hứa hẹn sẽ là nguồn nguyên liệu chiến lược cho ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.- Từ khóa :
- đồng bằng sông cửu long
- dễ bị tổn thương
- đồng bằng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
14:16' - 11/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng xây dựng Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long để làm trụ đỡ cho nền kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long khẳng định vị thế
09:49' - 11/12/2024
Năm 2024, Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực phát triển sản phẩm, tăng cường quảng bá, tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng về lượng khách và doanh thu ngành du lịch, dịch vụ.
-
Công nghệ
Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho các trường học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
07:16' - 01/12/2024
Năm 2025, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tập trung hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
TP.HCM: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì khiến 37 người nhập viện
12:38'
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì khiến 37 người phải nhập viện trong đó có 33 học sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe khách bị lật trên đèo Khánh Lê
11:21'
Vào khoảng 8 giờ sáng 31/3, tại Km 59+650T quốc lộ 27C thuộc địa phận thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ thành công một thai phụ mắc kẹt
10:38'
Sáng 31/3, các lực lượng cứu hộ đã giải cứu một thai phụ khỏi đống đổ nát của một tòa nhà ở Mandalay, 3 ngày sau trận động đất có độ lớn 7,7 tàn phá Myanmar.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 31/3/2025
09:56'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31/3, sáng mai 1/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho phế liệu ở thành phố Đà Nẵng
09:55'
Sáng 31/3, tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã xảy ra vụ cháy lớn tại một kho xưởng chứa phế liệu (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Đoàn Việt Nam sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ hỗ trợ người dân Myanmar
08:55'
Ngay sau khi đến Mandalay (Myanmar), đoàn Việt Nam sẽ triển khai ngay công tác cứu hộ ở đây, khu vực thiệt hại nặng nề nhất trong trận động đất có độ lớn 7,7 vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: WHO kêu gọi tài trợ khẩn cấp
08:53'
WHO ngày 30/3 đánh giá trận động đất ở Myanmar là tình trạng khẩn cấp cấp độ cao nhất và kêu gọi tài trợ khẩn cấp 8 triệu USD để cứu người, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại Myanmar trong 30 ngày tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ chỗ nghỉ miễn phí cho người thân nạn nhân vụ xe khách rơi vực trên đèo Bảo Lộc
21:24' - 30/03/2025
Chính quyền thành phố Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai bố trí chỗ ở miễn phí tại các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người thân nạn nhân, người bị ảnh hưởng từ vụ tai nạn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ hội Văn hóa Việt Nam 2025 tại Osaka: Tái hiện lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và xếp hình bản đồ Việt Nam
21:23' - 30/03/2025
Lễ hội Văn hóa Việt Nam 2025 tại Osaka không chỉ là dịp giữ gìn và lan tỏa văn hóa Việt Nam mà còn là cầu nối để đưa hình ảnh đất nước và dân tộc Việt Nam đến gần hơn với bạn bè Nhật Bản.