Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với xâm nhập mặn
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mùa khô năm 2020 - 2021, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm nhưng thấp hơn các năm 2016 và 2020. Các địa phương đang chuẩn bị ứng phó với ảnh hưởng của việc giảm xả thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) làm gia tăng xâm nhập mặn.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, việc giảm xả nước từ thủy điện Trung Quốc theo thông báo ở giai đoạn từ 5- 24/1/2021 xuống còn khoảng 1000 m3/s và hiện vẫn xả thấp được xem là kịch bản đã được lường trước. Ảnh hưởng của việc giảm xả từ thủy điện Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối tháng 1 và tháng 2. Thời kì ảnh hưởng lớn nhất đúng vào những ngày Tết Nguyên đán, từ 8 - 16/2/2021, mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 48 – 70 km, từ 75 – 90 km trên sông Vàm Cỏ và từ 50 – 55 km trên sông Cái Lớn. Cụ thể, trên sông Vàm Cỏ Tây: ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 80 - 90 km, thấp hơn so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 từ 30 - 40 km, thấp hơn so với năm 2020 từ 50 - 60 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 21 - 31 km. Sông Vàm Cỏ Đông: ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 75 - 80 km, thấp hơn so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 từ 30 - 35 km, thấp hơn so với năm 2020 từ 10 - 15 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 17-22 km. Tại vùng các cửa sông Cửu Long, trên sông Cửa Tiểu, Đại: ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 55 - 60 km, cao hơn so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 từ 7 - 10 km, thấp hơn so với năm 2020 từ 31 - 56 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 20 - 25 km. Trên sông Hàm Luông: ranh mặn 4g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 70 - 73 km, so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 ở mức tương đương, thấp hơn so với năm 2020 từ 3 - 5 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 34 - 37 km. Trên sông Cổ Chiên: ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 62 - 65 km, thấp hơn so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 từ 0 - 3 km, thấp hơn so với năm 2020 từ 6 - 8 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 24 - 27 km. Trên sông Hậu: ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 58 - 60 km, so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 ở mức tương đương, thấp hơn so với năm 2020 từ 2 - 4 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 20 - 22 km. Vùng ven biển Tây (sông Cái Lớn): ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng từ 47 - 50 km, thấp hơn so với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016 từ 12 - 15 km, thấp hơn so với năm 2020 từ 17 - 20 km, so với cùng kỳ trung bình nhiều năm cao hơn từ 6 - 9 km.Dự báo tiềm năng nguồn nước mùa khô năm 2020 - 2021, nước về thấp ngay từ đầu mùa khô và mặn bất thường có thể xảy ra sớm ngay từ các tháng đầu mùa khô và kéo dài tới tháng 5, có thể còn xảy ra những biến động bất thường ở bất cứ thời điểm nào theo vận hành thủy điện và các thời tiết cực đoan, triều cường, gió Chướng.
Ngay từ bây giờ, các địa phương chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn như: vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo, vùng thượng Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước đảm bảo cho sản xuất, chủ động sản xuất sớm vụ Đông Xuân nhằm giảm sử dụng nước các tháng khô. Vùng cần tăng cường các giải pháp cấp nước cho các vùng núi cao thuộc Tri Tôn, Tịnh Biên đề phòng hạn. Vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long đề phòng ảnh hưởng mặn xâm nhập cao, chủ động giảm diện tích vụ Đông Xuân các vùng đã bị ảnh hưởng ở năm 2020; đồng thời tăng cường các giải pháp bảo vệ nguồn nước, tích trữ nước và bơm hút khi cần. Khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả. Trong các kỳ triều kém ở tháng 2, các địa phương chủ động tích nước ngay khi có thể để ứng phó với việc giảm xả thủy điện từ Trung Quốc. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiếu hụt cao giữa mùa khô, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long cao trong tháng 2, duy trì cao trong tháng 3, giảm dần ở tháng 6. Các địa phương trong vùng chủ động các giải pháp bơm trữ nước và cấp nước sinh hoạt; kiểm soát chặt chẽ các cống kiểm soát mặn và tích trữ nước phục vụ sản xuất giảm thiểu thiệt hại mặn lên cao ở tháng 2./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ diễn biến phức tạp
18:52' - 31/01/2021
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, xu thế xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ từ ngày 1-10/2 tăng dần, độ mặn tại các trạm cao hơn so với cùng thời kỳ từ ngày 1-10/2/2020.
-
Dự báo thời tiết
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ đạt mức cao nhất vào cuối tháng 1
20:13' - 22/01/2021
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 22-31/1, xu thế xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm dần trong những ngày đầu tuần sau đó tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần.
-
Kinh tế Việt Nam
Theo dõi xâm nhập mặn, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL
16:52' - 22/01/2021
Thực hiện ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ đã chuyển vấn đề báo chí nêu đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi diễn biến xâm nhập mặn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Quy đổi điểm trúng tuyển các phương thức về thang điểm chung
11:36'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
-
Kinh tế & Xã hội
Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách
11:00'
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ di dời nhà máy để làm cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:31'
UBND huyện Vĩnh Linh và Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị (công ty) vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” để giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, bồi thường di dời nhà máy để thực hiện Dự án cao tốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
09:55'
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế cửa khẩu
08:26'
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu
07:00'
Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, sáng mai 27/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.