Đồng bộ nhiều giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp
Quyết định số 749/QĐ-TTG của ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn xác định chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp khoa học công nghệ và đặc biệt là của người nông dân. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần các Bộ, ngành, địa phương và chính người nông dân tập trung đồng bộ nhiều giải pháp.
Chuyển đổi số là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng đạt lợi nhuận cao nhất. Ở Việt Nam, Tập đoàn FPT đã kết hợp cùng Fujitsu, Viện Rau quả, các chuyên gia Nhật Bản để xây dựng mô hình trồng rau mới. Trong mô hình này, công nghệ Akisai được ứng dụng để kết nối và điều khiển các yếu tố trong trang trại từ xa. Môi trường bên trong nhà kính được theo dõi, quản lý bằng máy tính để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà chua và xà lách phát triển.
Một ví dụ tiêu biểu khác trong việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công chính là Công ty Vinamilk. Công ty này đã ứng dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi. Từ chế độ ăn đến mọi khâu chăm sóc đều được theo dõi cẩn thận theo chuẩn nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày. Trang trại cũng đã được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo chuẩn châu Âu.
Hay nền tảng trực tuyến Made in Farm của Bayer kết nối trực tiếp nông dân sản xuất nhỏ với người tiêu dùng hoặc thương nhân. Nền tảng này giúp nông dân và người mua gặp gỡ, thương lượng, giao dịch trực tuyến. Nền tảng này đã có hơn 10 triệu euro giao dịch và kết nối 13 triệu người tiêu dùng.
Mới đây, dự án NDC và Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận cũng đã giới thiệu mô hình về một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi xuất xứ và dấu chân các bon của từng trái thanh long được sản xuất tại Bình Thuận.
Với hệ thống này, người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi mua hoặc nhập khẩu thanh long từ vùng sản xuất trọng điểm Bình Thuận, Việt Nam, có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc trái cây và mức độ thực hành “xanh” hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng để sản xuất ra trái cây này một cách minh bạch nhất.
Đây là một công cụ quan trọng để các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương theo dõi và quản lý mức độ phát thải khí nhà kính của chuỗi cung ứng và tránh những rào cản không cần thiết khi xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao, thường là nơi đang tiến tới áp dụng cơ chế điều chỉnh các bon qua biên giới.
Trên thực tế, mặc dù chuyển đổi số đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của ngành nông nghiệp nhưng quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể như: cơ sở hạ tầng số ở nông thôn còn thiếu; quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương; nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế; diện tích canh tác nhỏ; các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế…
Do đó, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước tại cấp Trung ương, địa phương, mà còn của các doanh nghiệp, người dân và đặc biệt là sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay tỷ lệ nông dân Việt Nam sử dụng internet hằng ngày khá cao, đây là một trong những thuận lợi giúp nông dân ứng dụng số hóa vào trong sản xuất.
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản của nông dân đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Thời gian tới Bộ sẽ tập trung vào số hóa dữ liệu để phục vụ việc ứng dụng số hóa trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để chuyển đổi số trong nông nghiệp được thuận lợi cần sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là người nông dân phải sẵn sàng thay đổi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ.
Vì vậy, để chuyển đổi số trong nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trong những năm tới đòi hỏi các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt là các địa phương, cần phải tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, nâng cao nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp và nhất là người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Đây là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Chỉ khi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của thực hiện công nghệ số trong ngành nông nghiệp thì các địa phương, doanh nghiệp và người nông dân mới tích cực học hỏi, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Việc nâng cấp và tiến tới xây dựng hạ tầng công nghệ số hiện đại và đồng bộ với chi phí cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào ngành nông nghiệp. Muốn vậy, hạ tầng và kết nối mạng internet băng thông rộng chất lượng cao (hạ tầng mạng di động 4G, 5G, hạ tầng kết nối IoT) phải được phát triển đến tận xã, thôn, bản; nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông cho người dân; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh xây dựng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp, nhất là dữ liệu đất đai, cây, con, vùng trồng, người trồng, số lượng sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, số hóa văn bản điều hành của Bộ để cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đề ra; đồng thời nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Cùng với đó, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp phù hợp và kịp thời cũng là giải pháp trọng tâm tạo động lực thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp hiệu quả./.
- Từ khóa :
- khuyến nông
- Bình Thuận
- thanh long
- chuyển đổi số
- công nghệ
Tin liên quan
-
Công nghệ
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất
08:10' - 06/09/2023
Malaysia đang nghiên cứu ứng dụng cho phép nông dân Malaysia có quyền truy cập miễn phí vào dữ liệu vệ tinh và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào nông nghiệp để cải thiện năng suất.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết nối tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
22:06' - 29/08/2023
Việc kết nối nối tiêu thụ nông sản vào bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là cơ hội để mở rộng, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định lâu dài cho sản phẩm
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số - động lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
20:11' - 14/08/2023
Việc chuyển đổi số phát triển giúp giảm đáng kể tổn thất doanh thu, tạo thêm việc làm cho người lao động trong các cuộc khủng hoảng ngắn hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Sân bay quốc tế Mandalay của Myanmar hoạt động trở lại sau động đất
14:24'
Sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.470
14:07'
Theo truyền thông nhà nước Myanmar, số người thiệt mạng do trận động đất trên đã tăng lên 3.471 người, ngoài ra có 4.671 người bị thương và 214 người khác vẫn mất tích.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc mời các KOL nước ngoài quảng bá du lịch
08:29'
Hàn Quốc mời các KOL nước ngoài đến khám phá di sản, ẩm thực để quảng bá du lịch thông qua chương trình du lịch mới mang tên Senses of K-Culture (Cảm quan văn hóa Hàn Quốc).
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp MU vs Man City - Trực tiếp Ngoại hạng Anh 2025, xem online tại đây
05:30'
Bnews. Trận đấu giữa MU vs Man City trong khuôn khổ vòng 31 giải bóng đá ngoại hạng Anh diễn ra vào 22h30 ngày 6/4 trên sân vận động Old Trafford của Manchester United (MU). Trực tiếp trên K+.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 6/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/4, sáng mai 7/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn giao thông liên hoàn, Quốc lộ 1A qua Quảng Bình ách tắc nhiều giờ
22:03' - 05/04/2025
Vào 17 giờ cùng ngày, trên cầu Gianh, thuộc Quốc lộ 1A xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 2 xe xe ô tô và xe container, khiến tuyến Quốc lộ 1A bị tắc, dòng xe nối đuôi nhau dài hơn 3 km.
-
Kinh tế & Xã hội
Cả nước đã hỗ trợ xóa 189.243 căn nhà tạm, nhà dột nát
22:03' - 05/04/2025
Đến thời điểm hiện nay, cả nước đã hỗ trợ xóa được 189.243 căn nhà tạm, nhà dột nát, trong đó khánh thành 92.291 căn và khởi công mới 96.952 căn.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 6/4. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 6/4/2025. XSMT chủ Nhật ngày 6/4
19:30' - 05/04/2025
Bnews. XSMT 6/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 6/4. XSMB chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 6/4. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay chủ Nhật ngày 6/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 6/4. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 6/4/2025. XSMB chủ Nhật ngày 6/4
19:30' - 05/04/2025
Bnews. XSMB 6/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 6/4. XSMB chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 6/4. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay chủ Nhật ngày 6/4/2025.