Chuyển đổi số - động lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Ngày 14/8, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Một số vấn đề về phát triển kinh tế Việt Nam sau tác động COVID-19”, nhằm tạo điều kiện để các đoàn viên, thanh niên trong các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm có cơ hội trình bày và trao đổi về những vấn đề nghiên cứu về kinh tế Việt Nam; đồng thời, cung cấp thông tin chia sẻ tri thức, trao đổi học thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu liên ngành, đa ngành khoa học xã hội.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội cho biết, đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nặng nề chưa từng có với sự sụt giảm nghiêm trọng doanh thu; hàng loạt doanh nghiệp phá sản; một lượng lớn nhân lực mất việc làm.Từ khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát đến nay, đặc biệt là khi các quốc gia mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ với nhiều hướng đi mới nhưng vẫn còn đứng trước một số khó khăn, thách thức.
"Đảng, Nhà nước ta đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đang dần tăng cường đầu tư công, đưa ra các gói kích cầu trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế.Việt Nam đang thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, tạo việc làm cho công nhân, phục hồi xuất khẩu, giảm tỷ lệ doanh nghiệp phá sản", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường nêu rõ.
Chia sẻ về chuyển đổi số - một trong những động lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sau đại dịch COVID-19, ông Bùi Nhật Huy, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới.Việc chuyển đổi số phát triển giúp giảm đáng kể tổn thất doanh thu, tạo thêm việc làm cho người lao động trong các cuộc khủng hoảng ngắn hạn. Trong dài hạn, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế số, đóng góp sản lượng lớn cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Theo ông Bùi Nhật Huy, để chuyển đổi số phát triển bền vững hơn trong giai đoạn sắp tới, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ chuyển đổi số; tạo cơ chế thiết thực hơn để hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tiến tới dữ liệu mở.Bên cạnh đó, nghiên cứu, hình thành và đề xuất cơ chế cho hệ thống nhân sự làm việc chuyên trách đối với công nghệ thông tin ở khu vực. Doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tham gia vào chuyển đổi số như một ưu tiên dài hạn…
Nghiên cứu về kinh nghiệm phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc sau khủng hoảng COVID-19, Thạc sỹ Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhận định, muốn hướng tới nền kinh tế phục hồi, bên cạnh việc kế thừa và phát huy chọn lọc những giá trị từ các hiệp định thương mại tự do, hai nước này đã thực hiện những cải cách quan trọng trong chính sách tài khóa, chính sách kích cầu tiêu dùng hay nguyên tắc quản trị quốc gia xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương...Đa phần cách thức tiếp cận đều mang tính đa dạng, toàn diện, hiệu quả, dài hạn; đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia.
Từ những nghiên cứu trên, Thạc sỹ Trần Minh Trí rút ra bài học tham khảo đối với Việt Nam trên chặng đường đổi mới và cải cách nền kinh tế sau đại dịch. Theo đó, Chính phủ cần thúc đẩy kích cầu thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá hàng hóa, dịch vụ; đặc biệt quan tâm đến đối tượng lao động mất việc kéo dài, lao động tự do, các hộ gia đình mất thu nhập…Cùng với đó, thực hiện các giải pháp cụ thể như trợ cấp đầy đủ để duy trì cuộc sống; tăng cường đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số và các dịch vụ công nghệ thông tin để đẩy mạnh phát triển kinh tế số; loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp…
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề nhằm phát triển kinh tế trong thời gian tới; đồng thời, đưa ra các đề xuất liên quan đến phát triển hướng đi mới cho ngành kinh tế như: Tìm hiểu, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam; đánh giá về chiến dịch bao phủ vaccine cho toàn dân và hiệu quả tích cực cho phục hồi kinh tế Việt Nam.Các đại biểu phân tích, đánh giá cơ hội và khả năng phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19; đánh giá các chính sách, thực tiễn phục hồi và phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch; đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam sau COVID-19…/.
- Từ khóa :
- Kinh tế việt nam
- dịch covid 19
- chuyển đổi số
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023
17:37' - 10/08/2023
Ngày 10/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố bản cập nhật mới nhất về tình hình kinh tế với tựa đề “Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng”.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Việt được vinh danh tại Diễn đàn Giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ
16:35' - 04/08/2023
Chiều 3/8, Jemmia Diamond là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong lĩnh vực kim cương vinh dự được nhận giải thưởng "Thương hiệu bản sắc Việt định vị giá trị toàn cầu".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.