Đóng cửa rừng tự nhiên: Bài 1-Rừng được phục hồi và phát triển
Sau Hội nghị “Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”, tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk ngày 20/6/2016 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, ngày 22/7/2016, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 191/TB-VPCP về việc thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, việc đóng cửa rừng tự nhiên đã mang lại kết quả tích cực, nhưng cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, đòi hỏi cần có những biện pháp căn cơ và quyết liệt, nhằm làm tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững trong những năm tới. TTXVN giới thiệu loạt 5 bài viết “Thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên: Cần giải pháp căn cơ và quyết liệt".
Bài 1-Rừng được phục hồi và phát triển
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã nhanh chóng triển khai việc đóng cửa rừng tự nhiên tại 58 tỉnh, thành phố có rừng; ban hành 7 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.
Mặt khác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức 7 hội nghị về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Các địa phương cũng đã ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy hoặc UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; riêng 5 tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thông báo số 191.
Nhờ đó tạo nên sự chuyển biến rõ rệt của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, nhất là các cộng đồng xã hội đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Rừng được phục hồi và phát triển
Từ năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các địa phương không cấp chỉ tiêu, đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc, kể cả các đơn vị đã có chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế; không giải quyết khai thác tận dụng sau khai thác; dừng việc cấp chỉ tiêu khai thác gỗ gia dụng, chuyển sang cơ chế hỗ trợ khác và sử dụng vật liệu thay thế.
Nếu như giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm cả nước phát hiện 27.265 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân 2.648 ha/năm.
Đến giai đoạn 2016-2018, số vụ vi phạm giảm 35%, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân 2.328 ha/năm, giảm 29% so với bình quân 5 năm 2011 - 2015. Các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, trong đó xử lý hình sự 363 vụ.
Giai đoạn 2016-2018 cả nước trồng được gần 628.000 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng trên 44.000 ha, rừng sản xuất hơn 577.000 ha.
Sản lượng khai thác rừng trồng tập trung đạt 54 triệu m3 gỗ (năm 2016 là 17,5 triệu m3, năm 2017 là 18 triệu m3, năm 2018 là 18,5 triệu m3).
Năm 2019, tổng diện tích đất có rừng toàn quốc trên 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng trên 4,3 triệu ha.
Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc trên 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 41,89%, tăng 0,70% so với năm 2016.
Khu vực phía Bắc bao gồm 31 tỉnh (4 tỉnh vùng Tây Bắc, 13 tỉnh vùng Đông Bắc, 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ), với tổng diện tích có rừng 8.793.961 ha, chiếm 60,68% diện tích rừng cả nước; tỷ lệ che phủ rừng bình quân các tỉnh năm 2018 là hơn 49,9%.
Tính đến tháng 11/2019, các tỉnh phía Bắc phát hiện 5.912 vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp, giảm 662 vụ (tương đương 10%) so với cùng kỳ năm 2018.
Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích có rừng ở Tây Nguyên là hơn 2,5 triệu ha.
Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương nơi đây đã xác định điểm nóng phá rừng cần tập trung triển khai xử lý, mặt khác kiểm tra giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nên bước đầu diện tích rừng Tây Nguyên đã tăng trở lại, chấm dứt tình trạng suy giảm diện tích rừng của khu vực này trong suốt 45 năm qua, kể từ năm 1975.
Tác động tích cực của các chính sách
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị khẳng định: Trong quá trình thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, lực lượng Kiểm lâm đã có những thay đổi căn bản để phù hợp với thực tế.
Đó là từ việc quản lý rừng tận gốc chuyển mạnh sang chú trọng hơn nữa nhiệm vụ hướng dẫn cho người dân phát triển rừng và làm công tác khuyến lâm hiệu quả.
Cùng với việc hướng dẫn không cấp chỉ tiêu khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc, năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí hơn 332 tỷ đồng cho các địa phương, chủ rừng bù đắp lợi nhuận từ không khai thác gỗ rừng tự nhiên, để họ có kinh phí đầu tư quản lý, bảo vệ rừng.
Đặc biệt, Nghị định 156/2018 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời bãi bỏ 44 thủ tục hành chính.
So với các quy định hiện hành, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp đã cụ thể hóa các tiêu chí xác định rừng tự nhiên, rừng trồng theo 3 tiêu chí về độ tàn che, diện tích liền vùng và chiều cao của cây rừng ứng với từng điều kiện lập địa; tiêu chí cụ thể của từng loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của các văn bản hiện hành về thành lập các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ rừng; khai thác rừng, Nghị định quy định mới một số nội dung như quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh.
Quy định cụ thể một số loại dịch vụ môi trường rừng mới như cơ sở sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở nuôi trồng thủy sản; hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn.
Trong đó đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, những năm qua việc triển khai có hiệu quả Quỹ gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại những tín hiệu tích cực, được các cấp chính quyền, địa phương quan tâm và đánh giá cao. Riêng năm 2018, có 2 nguồn thu dịch vụ môi trường rừng mới đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có sử dụng môi trường rừng đã chính thức được quy định tại Nghị định 156/2018, góp phần gia tăng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng.
Tiêu biểu như Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Hà Tĩnh đã chủ động ký được 28 hợp đồng ủy thác với các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, Quỹ Trung ương cũng đang phối hợp với Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam và Dự án Trường Sơn xanh triển khai nghiên cứu thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh (do dự án VFD hỗ trợ nghiên cứu); Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế (do dự án Trường Sơn xanh hỗ trợ nghiên cứu).
Nhờ đó, năm 2018 thu tiền dịch vụ môi trường rừng trên cả nước đạt 2.937,9 tỷ đồng, tăng 71% so với năm 2017. Hiện diện tích rừng được trả tiền dịch vụ lên tới 5,2 triệu ha rừng trên tổng 6,3 triệu ha được thụ hưởng, chiếm 43% tổng diện tích rừng toàn quốc. Năm 2019, riêng 20/31 tỉnh phía Bắc có nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đã giải ngân 1.608,9 tỷ đồng, góp phần bảo vệ nghiêm ngặt 3,94 triệu ha rừng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Xử lý trách nhiệm của chủ rừng khi để xảy ra mất rừng
15:56' - 18/05/2020
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về đóng cửa rừng tự nhiên đến nay đã được 4 năm. Tuy nhiên, ở một số địa phương, tình trạng khai thác, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra.
-
Kinh tế và pháp luật
Khám nghiệm hiện trường, truy tìm thủ phạm vụ mở đường để phá rừng tại Phú Yên
10:03' - 11/05/2020
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, nội dung phản ánh của TTXVN về tình trạng phá rừng là đúng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố hiện trạng rừng toàn quốc
18:37' - 20/04/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.