Động lực làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Belarus
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam sẽ đến Belarus trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước và cấp chính thức đến 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Liên bang Nga và Belarus.
Nhân dịp này, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại SNG, Đại sứ Việt Nam tại Belarus Nguyễn Văn Ngự đánh giá chuyến thăm tạo động lực mới để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương tốt đẹp.
Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết về ý nghĩa của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Belarus trong sự phát triển của đất nước?Đại sứ Nguyễn Văn Ngự: Đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong gần 40 năm qua kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.
Có được những thành tựu đó, bên cạnh việc phát huy nội lực, ý chí quật cường, lòng yêu nước, ý chí vươn lên của dân tộc, chúng ta luôn trân trọng và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ vô tư của bạn bè quốc tế, trong đó có nhân dân Belarus.
Chính mối quan hệ có cội nguồn từ thời Xô-viết, có bước phát triển quan trọng sau các chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Belarus vào các năm 1957 và 1961, sự giúp đỡ của các cán bộ, chuyên gia Belarus trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ta sau đó cũng như việc Belarus giúp ta đào tạo hàng ngàn sinh viên, nghiên cứu sinh, công nhân là những người đã và đang góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ta, việc ta và Belarus có quan điểm tương đồng, thường xuyên tham vấn, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế đã đặt nền tảng cho việc tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Chúng ta cũng ghi nhận, đánh giá cao những sự trợ giúp của Belarus dành cho Việt Nam khi gửi sang ta các trang thiết bị kỹ thuật, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Belarus vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ.
Phóng viên: Hợp tác Việt Nam và Belarus được đánh giá là có nhiều thế mạnh bổ sung cho nhau. Vậy những lĩnh vực hợp tác nào hai nước đang phát triển tốt và những lĩnh vực tiềm năng có thể được khai thác tốt hơn nữa để nâng tầm quốc gia trên quốc tế, thưa Đại sứ?Đại sứ Nguyễn Văn Ngự: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (24/01/1992) đến nay, hai nước đã duy trì, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với độ tin cậy chính trị ngày càng cao. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn, đặc biệt là đoàn cấp cao, tạo nền tảng cho việc vun đắp và phát triển mối quan hệ gắn bó đã được thử thách qua thời gian.
Hai bên đã phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ an ninh quốc phòng đến kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân, hợp tác cấp địa phương, tạo dựng khuôn khổ pháp lý gồm khoảng 50 văn kiện là điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa các bộ, ngành; 9 địa phương cấp tỉnh của Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 6 trong tổng số 7 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Belarus.
Trên bình diện quốc tế, hai nước thường xuyên tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương. Việt Nam và Belarus cũng là thành viên của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU).
Từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của nguyên Thủ tướng Roman Golovchenko vào tháng 12/2023, hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc ở mọi cấp, phát triển và mở rộng hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực, thảo luận các vấn đề phát sinh trong quá trình tương tác.
Bước tiến mới trong hợp tác song phương là việc ký kết và đưa vào hiệu lực từ 30/1/2025 Hiệp định về miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông của hai nước, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Hiệp định này còn có ý nghĩa đặc biệt khi đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Âu áp dụng chế độ miễn thị thực đối với công dân Việt Nam.
Tôi cho rằng những thành tựu này mới chỉ là sự khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác song phương mới, vì tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn và cần được khai thác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với nguyện vọng và kỳ vọng của nhân dân hai nước, với nhu cầu và thách thức của thời đại mới.
Ví dụ như về kinh tế - thương mại, hai bên có thể tăng cường hiệu quả hoạt động của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học kỹ thuật nhằm tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, tăng kim ngạch thương mại hai chiều vốn còn khá khiêm tốn.
Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, có thể mở rộng sang các lĩnh vực tiềm năng khác như logistic, vận tải, kinh tế số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, công nghệ cao cho nông nghiệp, thực hiện hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU, hỗ trợ lẫn nhau tiếp cận thị trường Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và EAEU.
Hai bên cũng có thể tăng cường các chương trình quảng bá văn hóa và lịch sử, tổ chức Ngày Văn hóa tại hai nước, tăng cường trao đổi các đoàn văn hóa, thể thao, nghệ thuật. Một hướng đi triển vọng nữa là khai thác tiềm năng du lịch sau khi Hiệp định miễn thị cho người mang hộ chiếu phổ thông đã có hiệu lực và các doanh nghiệp hàng không đang thảo luận về khả năng mở đường bay trực tiếp giữa hai nước.
Một lĩnh vực hợp tác khác có thể thúc đẩy là phối hợp giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và nguồn nước.
Phóng viên: Với quyết tâm từ cấp cao và các cấp qua chuyến thăm quan trọng này thì chúng ta có thể tin tưởng vào kết quả như thế nào sau chuyến thăm, thưa Đại sứ?Đại sứ Nguyễn Văn Ngự: Hơn 30 năm qua, Việt Nam và Belarus đã xây dựng, vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp trên cơ sở tin cậy, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, tạo nền tảng cho sự tương tác chặt chẽ và tích cực hơn nữa trên mọi lĩnh vực. Có thể nói đây là cơ sở quan trọng để hai bên có thể xem xét đưa quan hệ lên tầm cao mới.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn cấp cao Việt Nam sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường và mở rộng quan hệ song phương, đưa ra những định hướng làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp đó, tăng cường hiệu quả các cơ chế hiện có, hình thành các cơ chế hợp tác mới, tạo cơ sở để các Bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước ngày càng hiểu rõ hơn tiềm năng của nhau, mong muốn hợp tác của nhau và sẽ tìm đến nhau thường xuyên hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn.
Phóng viên: Xin cảm ơn Đại sứ!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá
19:53' - 10/05/2025
Tối 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Công nghệ
Việt Nam - Áo hợp tác phát triển công nghệ cao và đổi mới sáng tạo
10:51' - 10/05/2025
Sự kiện dự kiến quy tụ nhiều tập đoàn hàng đầu của Áo và Việt Nam trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sức khỏe, bán dẫn, an ninh mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
07:53' - 10/05/2025
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, Việt Nam và Belarus đã và đang duy trì phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với độ tin cậy cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
12:33'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10/5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện” quan hệ thương mại Mỹ-Trung và đã đạt được tiến bộ lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5
11:39'
Ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine nhằm chấm dứt hơn 3 năm xung đột sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia cảnh báo việc EC nới lỏng quy định liên quan phát triển bền vững
08:47' - 10/05/2025
Kế hoạch của Liên minh châu Âu nhằm nới lỏng các quy định báo cáo liên quan đến phát triển bền vững có thể khiến các doanh nghiệp châu Âu đối mặt với nhiều vụ kiện hơn liên quan đến biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Mỹ
19:54' - 09/05/2025
Thống đốc Fed Michael Barr bày tỏ quan ngại những biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giúp thu hồi nợ xấu một cách minh bạch, an toàn
16:17' - 09/05/2025
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại
10:03' - 09/05/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết trong vòng một tháng tới, Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN cần hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu
07:30' - 08/05/2025
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bền vững Malaysia Nik Nazmi Nik Ahmad đưa ra ngày 7/5.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhìn nhận thế nào về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam?
16:23' - 07/05/2025
Các chuyên gia Việt Nam đã và đang trực tiếp tham gia những dự án hạt nhân lớn của Pháp, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ, Mỹ kêu gọi kiềm chế, hạ nhiệt căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
08:22' - 07/05/2025
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Liên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang căng thẳng.