Đồng USD - "vũ khí" đe dọa ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc
Ngày 7/8, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Trung Quốc. Cũng từ lúc này, ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với vũ khí mang tên “đồng USD”.
Một ngày sau khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt nêu trên, vào hôm 8/8, Lạc Huệ Ninh, Trưởng Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hong Kong, tuyên bố đây là một "lệnh trừng phạt" vô ích vì ông không có bất kỳ tài sản nào ở nước ngoài. Lạc Huệ Ninh còn nói rằng bản thân có thể gửi 100 USD cho Tổng thống Mỹ Donald Trump để ông ấy "đóng băng".
Tuy nhiên, khác với sự mỉa mai của các quan chức bị Mỹ trừng phạt, các tổ chức tài chính ngân hàng ở Hong Kong đã phải khởi động biện pháp phòng bị. Một số ngân hàng như Citigroup đã hành động nhanh chóng để đóng các tài khoản liên quan đến các cá nhân bị trừng phạt ngay cả khi cơ quan quản lý tiền tệ Hong Kong nói rằng các lệnh trừng phạt đơn phương không có giá trị pháp lý ở Hong Kong và các ngân hàng không có nghĩa vụ phải tuân thủ chúng.
Theo lệnh trừng phạt của Mỹ, toàn bộ tài sản và lợi ích liên quan tại Mỹ của các quan chức có tên trong danh sách hoặc tổ chức do họ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 50% trở lên sẽ bị phong tỏa và phải được báo cáo cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ.
Các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ cũng bị cấm giao dịch với những người trong danh sách hoặc tổ chức do họ sở hữu. Điều đó có nghĩa các cá nhân bị trừng phạt có thể phản ứng với lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách chuyển hoạt động ngân hàng của họ sang các ngân hàng nội địa của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các ngân hàng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc hoạt động tại Hong Kong cũng đang phải thực hiện các bước đi dự kiến để tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Cụ thể, Ngân hàng Trung Quốc (BoC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc (CMB) đã thận trọng hơn đối với hoạt động mở tài khoản của các quan chức bị trừng phạt, bao gồm cả Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).
Và không chỉ các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư cùng các công ty môi giới, bảo hiểm, quản lý quỹ hay quỹ đầu cơ… đều phải kiểm tra xem họ có bất kỳ sự dính líu trực tiếp hay gián tiếp đối với các cá nhân bị trừng phạt để đảm bảo không bị ảnh hưởng một khi lệnh trừng phạt của Mỹ được mở rộng. Tại sao vậy?
Không thể phủ nhận đồng USD vẫn là đồng tiền quốc tế thống trị trên toàn cầu. Năm 2019, 62% dự trữ ngoại tệ toàn cầu bằng đồng USD, 88% thanh toán thương mại quốc tế bằng đồng USD. Để có đồng USD cung ứng cho khách hàng, các tổ chức tài chính ngân hàng phải thiết lập tài khoản trung gian tại các ngân hàng Mỹ hoặc quan hệ thương mại với ngân hàng Mỹ. Cho nên, họ buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật của Mỹ.
Những gì mà Ngân hàng Kunlun của Trung Quốc phải đối mặt là tiếng chuông cảnh tỉnh. Ngày 31/7/2012, Tổng thống Mỹ khi đó, ông Barack Obama đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành sản xuất dầu mỏ của Iran và một số tổ chức tài chính bị cáo buộc “làm ăn trái phép” với nước này, trong đó có Ngân hàng Kunlun. Hệ quả là Ngân hàng Kunlun đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD, khiến hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của họ bị bóp nghẹt.
Những gì mà Ngân hàng Kunlun đối mặt có thể trở thành rủi ro đối với các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ dính líu tới các quan chức bị trừng phạt. Tuy nhiên, các cá nhân và doanh nghiệp không phải của Mỹ cũng không là ngoại lệ bởi họ có thể chịu “trừng phạt cấp 2” từ Mỹ vì giao dịch với các quan chức bị trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt đối của Mỹ sẽ làm suy giảm năng lực tham gia hệ thống tài chính Mỹ của các cá nhân doanh nghiệp liên quan.
Trong năm 2019, tổng giá trị giao dịch ngoài biên giới của bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc gồm CoB, CCB, CMB và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) lên tới hơn 1.000 tỷ USD.
Một khi Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt, điều xảy ra với các quan chức và tổ chức của Nga, Iran, Triều Tiên và Venezuela có thể lặp lại đối với Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc và các tổ chức của Trung Quốc sẽ bị loại khỏi các giao dịch bằng đồng USD ở bất cứ đâu trên thế giới. Nói cách khác, nếu việc tiếp cận đồng USD được Mỹ vũ khí hóa toàn diện, hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ rơi vào rối loạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo đình chỉ hợp tác pháp lý giữa Hong Kong và Mỹ
17:06' - 20/08/2020
Trung Quốc đình chỉ một thỏa thuận hợp tác pháp lý giữa Đặc khu Hành chính Hong Kong và Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington chấm dứt một số thỏa thuận song phương với đặc khu này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm tổ chức đàm phán thương mại trong vài ngày tới
16:09' - 20/08/2020
Ngày 20/8, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đàm phán thương mại giữa nước này và Mỹ sẽ sớm được tổ chức trong vài ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức chấm dứt 3 thỏa thuận với Hong Kong (Trung Quốc)
12:18' - 20/08/2020
Mỹ đã chính thức rút khỏi 3 thỏa thuận song phương với Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc).
-
Ý kiến và Bình luận
BofA: Doanh nghiệp chuyển hoạt động khỏi Trung Quốc sẽ tốn 1.000 tỷ USD trong 5 năm
20:14' - 19/08/2020
Theo ngân hàng Bank of America (BofA), doanh nghiệp nước ngoài muốn chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể mất chi phí tới 1.000 tỷ USD trong vòng 5 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện
12:29' - 24/03/2023
Lãnh đạo các nước EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện của khối nhằm ngăn chặn giá năng lượng tăng đột biến.
-
Kinh tế Thế giới
iFOREST: Mất 900 tỷ USD để Ấn Độ từ bỏ than đá
11:18' - 24/03/2023
Chuyển đổi xanh-Kinh tế tuần hoàn: Ước tính chi phí 900 tỷ USD để Ấn Độ từ bỏ than đá
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư 8,5 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu lớn nhất Mỹ Latinh
10:49' - 24/03/2023
Mexico sẽ đầu tư 8,5 tỷ USD vào dự án xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn nhất Mỹ Latinh nhằm đưa quốc gia 130 triệu dân này trở thành nước đứng đầu về chuyển đổi số trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Công bố sáng kiến khôi phục sông và vùng đất ngập nước lớn nhất trong lịch sử
10:46' - 24/03/2023
Ngày 23/3, một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đã công bố sáng kiến nhằm khôi phục 300.000 km sông ngòi vào năm 2030, cũng như các hồ và và vùng đất ngập nước bị suy thoái do hoạt động của con người.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Malaysia kêu gọi doanh nghiệp Saudi Arabia tăng cường đầu tư
08:46' - 24/03/2023
Thủ tướng Anwar Ibrahim đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Saudi Arabia tăng cường đầu tư vào Malaysia khi quốc gia Đông Nam Á này triển khai nhiều chính sách ưu đãi đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ quý II/2020
08:05' - 24/03/2023
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 23/3, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã được thu hẹp trong quý IV/2022 nhờ thặng dư dịch vụ gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập nêu bật ảnh hưởng từ việc xây dựng Đập thủy điện Đại phục hưng
08:01' - 24/03/2023
Ai Cập cho rằng việc Ethiopia tiếp tục các hành động đơn phương liên quan đến Đập thủy điện Đại phục hưng đang đe dọa 150 triệu dân Ai Cập và Sudan, có thể làm gia tăng "tình trạng di cư bất thường".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước mới
07:54' - 24/03/2023
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24/3 cho biết nước này đã thử nghiệm một hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước mới dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh
17:30' - 23/03/2023
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được coi là quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á.