Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cơ bản hoàn thành hơn 95%
Hệ thống thiết bị hoàn thành 60%; trong đó, lắp đặt thiết bị hệ thống tín hiệu hoàn thành 95%, thiết bị hệ thống thông tin 95%, hệ thống cấp điện 90%... Đơn vị này cũng bắt đầu triển khai căn chỉnh, thử nghiệm hệ thống thông tin, tín hiệu, cấp điện.
Hiện công tác thi công đang tập trung lắp đặt thiết bị chiếu sáng động lực, thang máy thang cuốn, thông gió điều hòa, cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, căn chỉnh hệ thống đơn thiết bị thông tin, tín hiệu, cấp điện và hoàn thiện lần cuối hạng mục xây dựng cơ bản đồng bộ. Theo Tổng thầu EPC, hiện có hơn 600 nhân lực đang thi công dự án, tăng gấp đôi với so với thời điểm trước 1/1/2018. “Theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải về việc phải đưa dự án vận hành khai thác thương mại từ quý IV/2018, Tổng thầu đã lập kế hoạch thi công chi tiết theo tuần, theo tháng, tiến hành điều chỉnh tối ưu hóa đối với một số hạng mục. Đối với các hạng mục không đảm bảo tiến bộ, Tổng thầu sẽ kịp thời bổ sung nhân lực, đảm bảo dự án vận hành khai thác thương mại đúng thời hạn”, đại diện Tổng thầu cho biết. Cũng theo Tổng thầu dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, dự kiến đến 30/5 sẽ hoàn thiện lắp đặt thiết bị (chưa gồm thiết bị phòng cháy chữa cháy) để đến 31/5 đóng điện. Ngày 30/6 sẽ hoàn thiện xây dựng cơ bản nhà ga. Đến 15/7 hoàn thiện khu Depot và từ ngày 16/6-20/9 sẽ căn chỉnh đồng bộ để đến tháng 12/2018 đáp ứng yêu cầu vận hành khai thác thương mại. Về thông tin về kỹ thuật điện (đầu kéo, điều khiển điện kéo) đoàn tàu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, theo thiết kế được duyệt, đoàn tàu của dự án theo chuẩn B1, tuân thủ Tiêu chuẩn GB50157 đường sắt đô thị ray nhẹ. Theo đó, hệ thống điện kéo và điều khiển kéo dẫn của mỗi đoàn tàu gồm 4 động cơ xoay chiều 3 pha, 380 V, 50Hz, công suất 190kW/ động cơ; sử dụng hệ thống truyền động dòng điện xoay chiều VVVF (Variable Voltage Variable Frequency - Bộ điều khiển biến tần), sử dụng máy điện tử điện lực công suất lớn IGBT, phương thức điều khiển 1C2M (mỗi bộ biến tần điều khiển tốc độ của 2 động cơ) “Truyền động sức kéo DC - AC 3 pha là mô hình truyền động hiện đại, hiện đang sử dụng phổ biến toàn cầu. Các thiết bị đều có công nghệ hiện đại, không khác biệt so với các thiết bị hiện đang sử dụng trên thế giới, đã khẳng định được tính năng đảm bảo an toàn, tin cậy, tiết kiệm điện năng và hiệu quả cao trong đường sắt đô thị”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết. Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự án bao gồm các hạng mục như: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu Depot, đường sắt đôi khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu Depot rộng 23 ha./.>>> Chốt 2/9 vận hành thử dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
19:08' - 29/12/2017
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt phối hợp với Tổng thầu EPC Trung Quốc tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ thi công, lắp đặt thiết bị của dự án Cát Linh – Hà Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hư thông tin đoàn tàu đặt tại nhà ga Cát Linh bị vẽ lên thân tàu
18:34' - 26/12/2017
Tối 26/12, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) chính thức thông tin về đoàn tàu đặt tại nhà ga Cát Linh bị vẽ lên thân tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử vào tháng 9/2018
17:52' - 09/12/2017
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về điều chỉnh kế hoạch chạy thử tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông từ tháng 10/2017 lùi sang 2/9/2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.