Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, năm 2024, công tác đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã đạt được thành tựu rực rỡ, trở thành động lực mới trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao.
*Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế khu vực Theo số liệu thống kê mới nhất của cơ quan chức năng Trung Quốc, tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km. Việc mở rộng nhanh chóng mạng lưới đường sắt cao tốc không chỉ cải thiện sự thuận tiện trong giao thông, mà còn tạo động lực mới cho sự phát triển chất lượng cao của nền kinh tế khu vực. Việc xây dựng đường sắt cao tốc đã trực tiếp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khu vực, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Ví dụ, việc mở tuyến đường sắt cao tốc từ Ba Trung (Bazhong) đến Nam Sung (Nanchong) của tỉnh Tứ Xuyên không chỉ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ Ba Trung đến Thành Đô và Trùng Khánh, mà còn tiếp thêm sức sống mới cho ngành du lịch, logistics và các ngành công nghiệp khác của địa phương. Là khu vực cách mạng lâu đời của tỉnh Tứ Xuyên, Ba Trung từng có nền kinh tế phát triển hạn chế do giao thông đi lại bất tiện. Tuy nhiên, với việc hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến đường sắt cao tốc, Ba Trung cuối cùng cũng có cơ hội “thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn”. Thời gian di chuyển từ Ba Trung đến Thành Đô, Trùng Khánh được rút ngắn xuống còn 2 giờ, tiết kiệm hơn 1 giờ so với trước đây, mang lại nhiều cơ hội phát triển cho địa phương. Ngoài ra, các khu vực phía Tây Bắc như Vũ Uy (Wuwei) của tỉnh Cam Túc và Thạch Chủy Sơn (Shi Zuishan) của Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ cũng đã kết nối thành công với mạng lưới đường sắt cao tốc quốc gia thông qua tuyến đường sắt cao tốc Lan Châu-Trương Dịch (Lanzhou-Zhangye) mới khai trương và đoạn Huệ Nông-Ngân Xuyên (Huinong-Yinchuan) thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bao Đầu-Ngân Xuyên (Baotou-Yinchuan), phá vỡ “tình trạng bị cô lập” và tạo điều kiện tiếp cận thuận tiện hơn đến Lan Châu và Ngân Xuyên cũng như các thành phố quan trọng khác, qua đó thúc đẩy lưu thông kinh tế. *Cầu nối liên kết kinh tế giữa nhiều tỉnh, thành phố. Lấy Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau và Đồng bằng sông Dương Tử làm ví dụ, việc xây dựng đường sắt cao tốc đã đẩy nhanh sự kết nối giữa các thành phố trong khu vực và tăng cường sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế khu vực. Việc khai trương và đưa vào sử dụng tuyến đường sắt liên tỉnh vành đai phía Nam thành phố Quảng Châu - Phật Sơn (Guangzhou-Foshan) và Phật Sơn-Đông Quản (Foshan-Dongguan) của tỉnh Quảng Đông không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Quảng Châu, Phật Sơn, Đông Quản và các nơi khác mà còn hình thành một “huyết mạch giao thông” trải dài qua 5 thành phố, thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi kinh tế thương mại trong Khu vực Vịnh Lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, tài chính…Tương tự, việc đưa vào sử dụng tuyến đường sắt cao tốc Nhật Lan (Rilan) và tuyến đường sắt cao tốc Duy Yên (Weiyan) ở tỉnh Sơn Đông đã mang lại cho bán đảo Giao Đông (Jiaodong) một mạng lưới đường sắt cao tốc dày đặc hơn. Việc mở tuyến đường sắt cao tốc mới này không chỉ củng cố hơn nữa vị thế dẫn đầu của tỉnh Sơn Đông về việc đưa vào khai thác các tuyến giao thông tốc độ cao trên cả nước, mà còn thúc đẩy sự hội nhập kinh tế sâu sắc của tỉnh Sơn Đông với tỉnh Hà Nam và các khu vực miền Đông Trung Quốc.
*Mạng lưới đường sắt cao tốc được kết nối chặt chẽ hơn Trong năm 2024, Ba Trung (Tứ Xuyên), Vũ Uy (Cam Túc), Thạch Chủy Sơn (Ninh Hạ), Kinh Môn (Hồ Bắc), Ngọc Lâm (Quảng Tây) và Sóc Châu (Sơn Tây) đã chấm dứt lịch sử không được tiếp cận đường sắt cao tốc, trong đó Hồ Bắc và Quảng Tây đã thành công thực hiện hóa việc “kết nối tất cả các thành phố bằng mạng lưới đường sắt cao tốc”. Sau khi tỉnh Hồ Bắc khai trương tuyến đường sắt cao tốc Kinh Môn (Jingmen) đến Kinh Châu (Jingzhou), tổng chiều dài đường đường sắt cao tốc của tỉnh này đã vượt trên 2.000 km, bao phủ toàn bộ 17 thành phố và Châu, đánh dấu Hồ Bắc đã trở thành tỉnh thứ tám trong cả nước đạt được “kết nối tất cả các thành phố bằng mạng lưới đường sắt cao tốc”. Cùng với đó, sau khi khai trương tuyến đường sắt cao tốc Nam Ninh-Ngọc Lâm, Quảng Tây cũng gia nhập danh sách trên và trở thành tỉnh đầu tiên ở phía Tây thực hiện thành công việc “kết nối tất cả các thành phố bằng mạng lưới đường sắt cao tốc”. Đối với những khu vực vốn có nền kinh tế lạc hậu này, việc đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc kết nối từ thành phố này đến thành phố khác đã giúp họ hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế lớn của quốc gia, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Với sự phát triển, mở rộng không ngừng của mạng lưới đường sắt cao tốc, ngày càng nhiều thành phố và khu vực có thể phá vỡ các nút thắt giao thông và hòa nhập vào chu kỳ phát triển kinh tế quốc gia. Đặc biệt, việc triển khai toàn diện “kết nối tất cả các thành phố bằng mạng lưới đường sắt cao tốc” không chỉ nâng cao kết nối khu vực, mà còn mang lại cơ hội phát triển chưa từng có cho những khu vực còn yếu kém về kinh tế. Trong tương lai, cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều tuyến đường sắt cao tốc, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc sẽ được kết nối chặt chẽ hơn, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển chất lượng cao của nền kinh tế quốc gia.- Từ khóa :
- đường sắt
- trung quốc
- đường sắt tốc độ cao
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp đào tạo kỹ sư chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đô thị
18:46' - 22/12/2024
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên sẽ được cấp bằng Đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bố trí các ga kết nối tốt với giao thông công cộng
17:14' - 19/12/2024
Việc bố trí các ga bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng; bảo đảm khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
22:02' - 18/12/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc
18:00' - 17/12/2024
Chiều 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bí mật giúp ông già Noel chinh phục 40 triệu mái nhà Vương quốc Anh
11:40'
Mùa Giáng sinh năm nay, ông già Noel có thể thảnh thơi hơn khi chu du khắp nước Anh, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do công ty Ordnance Survey phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao động sẽ "ngốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ dự kiến "hốt bạc" vào dịp nghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.