Dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 và 2021
Trong báo cáo về Viễn cảnh kinh tế thế giới đưa ra ngày 20-1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh có nhiều diễn biến tiêu cực tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là tại Ấn Độ và sự gia tăng bất ổn xã hội.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ lần lượt ở mức 2,9% trong năm 2019, 3,3% trong năm 2020 và 3,4% trong năm 2021.
Dự báo của năm 2019 và 2020 được điều chỉnh thấp hơn 0,1% so với con số được IMF đưa ra trong báo cáo về Viễn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 10 năm ngoái, trong khi dự báo của năm 2021 bị hạ tới 0,2%.
Theo IMF, bất ổn liên quan đến chính sách thương mại, căng thẳng địa chính trị và vấn đề đặc thù tại những nền kinh tế mới nổi quan trọng đã tiếp tục tác động đến hoạt động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sản xuất và thương mại của nửa cuối năm 2019.
Mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã hạ nhiệt, song IMF vẫn thận trọng cho rằng kết quả vẫn còn phụ thuộc vào việc Washington và Bắc Kinh có thể tránh leo thang tình hình đến đâu.
IMF đã nhấn mạnh đến tình trạng bất ổn xã hội đã đặt ra nhiều thách thức mới tại một số nước, những thảm họa tự nhiên như bão tại Caribe, hạn hán và cháy rừng tại Autralia, lũ lụt tại Đông Phi, hạn hán tại miền Nam châu Phi.
Bên cạnh những cơn gió ngược này, một số dấu hiệu vào cuối năm 2019 cho thấy tăng trưởng toàn cầu có thể xuống cực điểm.
Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại một số nền kinh tế trong năm 2019 sẽ góp phần giúp kinh tế toàn cầu phục hồi vào đầu năm nay. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến rõ ràng nào trong dữ liệu kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Ngoài ra, IMF đã hạ tăng trưởng kinh tế Mỹ từ 2,1% xuống còn 2,0% trong năm nay. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo là 6%, cao hơn so với con số được đưa ra vào năm ngoái là 5,8%.
Kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 5,8% và 6,5% trong năm nay và năm sau. Các con số này lần lượt thấp hơn so với dự báo trước đó là 1,2% và 0,9%.
Kể từ năm 2018, Mỹ và Trung Quốc đã có những biện pháp đáp trả lẫn nhau thông qua việc đánh thuế đối với số hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của hai nước.
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva từng cảnh báo hai nước sẽ mất nhiều thời gian mới có thể giải quyết tranh chấp dù thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã được ký kết.
Cũng theo IMF, khu vực Mỹ Latinh sẽ tiếp tục bị chững lại, kể cả khi kinh tế Brazil đã ổn định trở lại. Mexico và Chile là hai quốc gia trong khu vực này bị IMF hạ dự báo tăng trưởng.
Dưới đây là dự báo của IMF về kinh tế thế giới năm 2020 và 2021 với con số trong ngoặc được điều chỉnh so với con số được IMF đưa ra trong báo cáo về Viễn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 10 năm 2019:
Nền kinh tế/ 2020 2021
- Thế giới: 3,3 (-0,1) 3,4 (-0,2)
- Các nền kinh tế phát triển 1,6 (-0,1) 1,6 (0,0)
- Mỹ 2,0 (-0,1) 1,7 (0,0)
- Khu vực châu Âu 1,3 (-0,1) 1,4 (0,0)
- Đức 1,1 (-0,1) 1,4 (0,0)
- Pháp 1,3 (0,0) 1,3 (0,0)
- Italy 0,5 (0,0) 0,7 (-0,1)
- Tây Ban Nha 1,6 (-0,2) 1,6 (-0,1)
- Nhật Bản 0,7 (0,2) 0,5 (0,0)
- Anh 1,4 (0,0) 1,5 (0,0)
- Canada 1,8 (0,0) 1,8 (0,0)
- Các nền kinh tế mới nổi và phát triển 4,4 (-0,2) 4,6 (-0,2)
- Nga 1,9 (0,0) 2,0 (0,0)
- Các nền kinh tế châu Á phát triển 5,8 (-0,2) 5,9 (-0,3)
- Trung Quốc 6,0 (0,2) 5,8 (-0,1)
- Ấn Độ 5,8 (-1,2) 6,5 (-0,9)
- Khu vực Mỹ Latinh và Caribe 1,6 (-0,2) 2,3 (-0,1)
- Brazil 2,2 (0,2) 2,3 (-0,1)
- Mexico 1,0 (-0,3) 1,6 (-0,3)
- Khu vực Trung Đông - Bắc Phi 2,8 (-0,1) 3,2 (0,0)
- Cận Sahara 3,5 (-0,1) 3,5 (-0,2)
- Nam Phi 0,8 (-0,3) 1,0 (-0,4)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Mỹ-Triều liệu có triển vọng cải thiện trong năm 2020?
10:14' - 23/01/2020
Năm 2019 đã sắp khép lại song tiến trình đàm phán Mỹ-Triều Tiên thì vẫn dang dở.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo 2020: Kinh tế toàn cầu trước những thách thức khó lường
05:32' - 19/01/2020
Sau một năm môi trường kinh doanh toàn cầu bị chi phối bởi các vấn đề kinh tế vĩ mô và nhân tố địa chính trị, triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 có thể vẫn chịu tác động của những yếu tố tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
WEF chỉ ra 5 rủi ro hàng đầu toàn cầu năm 2020
22:17' - 15/01/2020
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ngày 15/1 đã công bố "Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2020" trong bối cảnh những thách thức nghiêm trọng đang dần hiện rõ với những tác động lớn nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09'
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.